Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 05

Câu 1: Em hiểu thế nào về thể loại truyện thần thoại?

A. Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất kể về thế giới mẫu hệ, thể hiện quan niệm về cuộc sống xã hội của người xưa.

B. Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất kể về thế giới yêu tinh, thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người xưa

C. Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất kể về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người xưa

D. Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời khá sớm kể về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người xưa

Câu 2: Thần thoại mang tính nghệ thuật gì?

A.  Tính nguyên hợp

B. Tính suy nguyên

C. Tính hợp nhất

D. Tính đồng quy

Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm của cốt truyện thần thoại?

A.  Cốt truyện đơn giản, đơn tuyến, tập trung vào nhiều nhân vật.

B.  Cốt truyện đa tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn

C.  Cốt truyện đơn giản, đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn

D. Cốt truyện phức tạp, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn

Câu 4: Em hãy nêu chức năng của nhân vật trong thần thoại là gì?

A. Cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại.

B. Khát vọng được làm thần tiên, những nhân vật thần linh, yêu tinh bảo hộ

C. Cai quản đất nước cổ sơ dựa trên tâm linh

D. Mang đến tinh thần truyền thống của người dân cổ sơ

Câu 6: Em hiểu thế nào về đặc điểm nhân vật trữ tình trong thơ?

A. Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó. 

B. Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người gián tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó.

C. Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ hành động trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó.

D. Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong truyện hoặc sự tình nào đó.

Câu 7: Vấn đề quan trọng trong tác phẩm “Yêu và đồng cảm”  của Phong Tử Khải là gì?

A. Vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính

B. Thơ mang đậm ý vị Thiền, khao khát giao hòa giữa con người và thế giới

C. Cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ

D. Đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật

Câu 8: Văn bản Yêu và đồng cảm được trích từ chương mấy của cuốn sách Sống vốn đơn thuần ?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 9: Mạch lạc trong văn bản là gì?

A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt

B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản

C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc

D. Mạch lạc là sự rõ ràng trong các câu được tiếp nối.

Câu 10: Thể loại mà Thân Nhân Trung sáng tác nhiều và đặc sắc nhất là

A. Văn bia

B. Thơ

C. Phú

D. Sử kí

Câu 11: Theo văn bản Hiền tài là nguyên khi quốc gia,  “Thương cho công danh học hành, thăng quan tiến chức. Ân sủng lớn nhưng vẫn chưa đủ. Lại được đặt tên ở tháp Nhạn, phong là Rồng hổ, tổ chức yến tiệc linh đình. Triều đình vui mừng vì có được người tài, không có việc gì là không làm được đến mức cao nhất”. Quyền quý nhà vua ban cho các “nho sĩ” trong đoạn văn trên được nhấn mạnh bằng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật?

A. Danh sách, tin nhắn trùng lặp 

B. Lên danh sách, lên cấp

C. Thông điệp từ, cấu trúc

D. Tính hai mặt

Câu 12: Nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra: Lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đổ đạt cao vào năm nào?

A. 1438

B. 1439

C. 1440

D. 1441

Câu 13: Các tác phẩm sau tác phẩm nào không phải thơ của Lê Đạt?

A. Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)

B. 36 bài thơ tình (chung với Dương Tường, 1990)

C. Bóng chữ

D. Đồng chí

Câu 14: “Đó là khắc khoải đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời học sinh của tôi.”

Câu văn trên mắc lỗi dùng từ nào?

A. Lỗi dùng từ “ghi nhớ” chưa phù hợp.

B. Lỗi dùng từ “học sinh” không đúng ngữ cảnh.

C. Lỗi dùng từ “khắc khoải” không đúng nghĩa.

D. Lỗi sắp xếp trật tự từ.

Câu 15: Bức tranh thu ở vùng rừng núi hiện lên như thế nào qua hai câu đề bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ?

A. Ảm đạm hiu hắt

B. Náo nhiệt, sôi động

C. Tươi tắn, giàu sức sống

D. Buồn bã, tẻ nhạt

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay