Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Đọc 2: Lá đỏ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Đọc 2: Lá đỏ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG

VĂN BẢN 2: LÁ ĐỎ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả của bài thơ Lá đỏ là nhà thơ nào?

  1. Nguyễn Đình Thi.
  2. Phạm Tiến Duật.
  3. Huy Cận.
  4. Nguyễn Khoa Điềm.

Câu 2: Bài thơ Lá đỏ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
  2. Thơ tự do.
  3. Thơ lục bát.
  4. Thơ ngũ ngôn.

Câu 3: Bài thơ Lá đỏ được sáng tác vào năm nào?

  1. 1970.
  2. 1972.
  3. 1974.
  4. 1975.

Câu 4: Bài thơ Lá đỏ được sáng tác vào hoàn cảnh nào?

  1. Khi chuẩn bị bắt đầu cuộc kháng chiến thống nhất đất nước, những người lính đang trên đường lên tiền tuyến.
  2. Khi cuộc kháng chiến thống nhất đất nước đang diễn ra một cách ác liệt.
  3. Sau khi cuộc kháng chiến thống nhất đất nước giành thắng lợi.
  4. Khi cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến.

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?

  1. Nhân hóa.
  2. So sánh.
  3. Ẩn dụ.
  4. Điệp ngữ.

Câu 6: Câu thơ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa gợi lên điều gì?

  1. Sự khốc liệt, gian lao của chiến tranh.
  2. Sự thất bại của quân địch.
  3. Sự đoàn kết của quân ta.
  4. Những thử thách của quân ta.

Câu 7: Đâu là các câu thơ miêu tả thiên nhiên?

  1. Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
  2. Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường.
  3. Gặp em trên cao lộng gió/ Rừng lạ ào ào lá đỏ.
  4. Chào em em gái tiền phong/ Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…

Câu 8: Câu thơ Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa gợi ra điều gì?

  1. Sự gấp gáp, vội vã tiến quân ra tiền tuyến.
  2. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc.
  3. Không khí khắc nghiệt trên chiến trường.
  4. Sự nguy hiểm luôn rình rập trên đường hành quân.

Câu 9: Ngoài là một nhà thơ, nhà văn, Nguyễn Đình Thi còn làm gì?

  1. Họa sĩ.
  2. Nhạc sĩ.
  3. Nhà phê bình văn học.
  4. B, C đúng.

Câu 10: Hình tượng xuyên suốt trong thơ của Nguyễn Đình Thi là gì?

  1. Đất nước Việt Nam đau thương và quật khởi, con người gian lao và anh dũng.
  2. Đất nước Việt Nam đau thương trong chiến tranh và đất nước Việt Nam tươi mới sau chiến tranh.
  3. Người lính cụ Hồ dũng cảm, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước.
  4. Tình dân quân gắn bó, thắm thiết.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  1. Niềm xót thương cho sự hi sinh của những người chiến sĩ nơi tiền tuyến.
  2. Tình cảm dân quân thắm thiết, gắn bó.
  3. Niềm tin vào sự toàn thắng của dân tộc.
  4. Tình cảm đôi lứa nồng nàn.

Câu 2: Nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc như thế nào trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường?

  1. Sự ngợi ca, động viên, khích lệ những người lính ở tiền tuyến chiến đấu vì ngày giải phóng đất nước.
  2. Hình ảnh cô gái thanh niên xung phong tiếp tế lương thực, vật dụng cần thiết cho những người chiến sĩ hành quân ấm áp, thân thương như những người thân trong gia đình.
  3. Niềm mong mỏi, hi vọng, niềm tin vào tương lai đất nước giải phóng, hòa bình và độc lập.
  4. Hình ảnh cô gái thanh niên xung phong giản dị, trên vai quàng súng đứng bên đường đã xóa tan những vất vả, gian lao và mang lại cảm xúc thân thương, bình dị như quê hương.

Câu 3: Bài thơ thể hiện nội dung gì?

  1. Niềm tin đất nước ta giành chiến thắng, giải phóng đất nước, giành lại độc lập, hòa bình, tự do.
  2. Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân.
  3. Thể hiện tình cảm sắt son của hậu phương dành cho tiền phương.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Khung cảnh rừng Trường Sơn hiện lên như thế nào trong bài thơ?

  1. Hoang vu, lạnh lẽo.
  2. Khoáng đạt, ấn tượng với vẻ đẹp của rừng lá đỏ.
  3. Hun hút, mênh mông.
  4. Nguy hiểm, đáng sợ.

Câu 5: Câu thơ nào mang tính chất dự đoán về tương lai thắng lợi của quân ta?

  1. Đoàn quân vẫn đi vội vã.
  2. Em đứng bên đường như quê hương.
  3. Gặp em trên cao lộng gió.
  4. Chào em em gái tiền phương/ Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Những đặc điểm của thơ tự do được thể hiện như thế nào trong bài thơ Lá đỏ?

  1. Tự do trong số tiếng trên mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ.
  2. Cách gieo vần linh hoạt: có đoạn có vần, có đoạn không có vần.
  3. Nhịp ngắt linh hoạt tùy vào số tiếng trên mỗi dòng thơ và ý thơ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Con người Việt Nam trong chiến tranh mang những vẻ đẹp phẩm chất nào?

  1. Kiên cường, bất khuất.
  2. Yếu đuối, bi quan.
  3. Lạc quan, yêu đời.
  4. A, C đúng.

Câu 3: Câu thơ nào sau đây trong bài thơ Việt Bắc cũng gợi lên không khí hành quân của quân ta?

  1. Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
  2. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
  3. Điều quân chiến dịch thu đông/ Nông thôn phát động, giao thông mở đường.
  4. Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Khuynh hướng sử thi được thể hiện như thế nào trong bài thơ Lá đỏ?

  1. Khung cảnh chiến trường khốc liệt.
  2. Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc.
  3. Vẻ đẹp cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, tươi tắn.
  4. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn.

Câu 2: Cảm hứng lãng mạn được thể hiện ở điều gì trong bài thơ Lá đỏ?

  1. Vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Trường Sơn.
  2. Vẻ đẹp cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, tươi tắn.
  3. Niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Văn bản 2: Lá đỏ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay