Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 TH tiếng Việt 2: Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 TH tiếng Việt 2: Biện pháp tu từ, Nghĩa của từ ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ, NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Thế nào là biện pháp tu từ so sánh?

  1. Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có nét tương đồng.
  2. Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có mối quan hệ tương cận.
  3. Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng nó nét tương đồng trong đó cái so sánh bị ẩn đi.
  4. Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng nó mối quan hệ tương cận trong đó cái so sánh bị ẩn đi.

Câu 2: Có mấy loại ẩn dụ?

  1. 1 loại.
  2. 2 loại.
  3. 3 loại.
  4. 4 loại.

Câu 3: Biện pháp nói quá không được dùng trong văn bản nào?

  1. Văn bản tự sự.
  2. Văn bản hành chính khoa học.
  3. Văn bản miêu tả.
  4. Văn bản biểu cảm.

Câu 4: Nghĩa của từ ngữ là gì?

  1. Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị.
  2. Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
  3. Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị.
  4. Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị.

Câu 5: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

  1. Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ khác.
  2. Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.
  3. Khi nghĩa của từ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
  4. Khi nghĩa của từ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

Câu 6: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

  1. 1 cách.
  2. 2 cách.
  3. 3 cách.
  4. 4 cách.

Câu 7: Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học có mục đích gì?

  1. Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.
  2. Để đạt một hiệu quả diễn đạt nào đó.
  3. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.
  4. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

Câu 8: Dòng nào sau đây đúng về khả năng sắp xếp trật tự trong một câu?

  1. Cùng một câu nếu ở trạng thái tồn tại riêng thì có nhiều khả năng sắp xếp trật tự từ, nhưng nằm trong một ngữ cảnh, hay một văn bản thì có một cách sắp xếp tối ưu.
  2. Các từ trong câu phải được sắp xếp theo thứ tự đã quy định sẵn, không được đảo vị trí các từ sẽ gây ra sự sai lệch nghĩa.
  3. Các từ trong câu được tự do chọn vị trí trong câu, không có quy định nào bắt buộc cả.
  4. Các từ trong câu tùy thuộc vào từng loại văn bản mà có cách sắp xếp riêng.

Câu 9: Vai trò của việc lựa chọn sắp xếp các từ trong câu là gì?

  1. Trật tự sắp xếp có thể làm cho câu văn mơ hồ về nghĩa, tối nghĩa hoặc vô nghĩa.
  2. Trật tự sắp xếp chỉ là một khuôn mẫu quy định mà người viết phải tuân theo.
  3. Trật tự sắp xếp chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong việc hình thành nghĩa của câu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10: Cách thay đổi trật tự nhằm đạt hiệu quả diễn đạt nhấn mạnh được gặp nhiều nhất ở loại văn bản nào?

  1. Truyện ngắn, tiểu thuyết.
  2. Thơ ca.
  3. Kịch.
  4. Văn bản nhật dụng.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nhân hóa.
  2. So sánh.
  3. Ẩn dụ.
  4. Hoán dụ.

Câu 2: Câu thơ sau sử dụng loại ẩn dụ nào?

Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

  1. Ẩn dụ cách thức.
  2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
  3. Ẩn dụ hình thức.
  4. Ẩn dụ phẩm chất.

Câu 3: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                             Khăn thương nhớ ai

                                             Khăn rơi xuống đất

                                             Khăn thương nhớ ai

                                             Khăn vắt lên vai

                                             Khăn thương nhớ ai

                                             Khăn chùi nước mắt.

  1. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật.
  2. Dùng từ vốn chỉ trạng thái cảm xúc, hoạt động của con người để chỉ trạng thái cảm xúc, hoạt động của sự vật.
  3. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
  4. Dùng từ vốn chỉ tính chất của con người để chỉ tính chất của sự vật.

Câu 4: Đoạn thơ nào sau đây có chứa phép điệp?

  1. Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

  1. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

  1. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

    Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

  1. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim

Câu 5: Từ gạch chân trong câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì và tác dụng của nó là gì?

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Tây Tiến, Quang Dũng)

  1. Biện pháp nói giảm nói tránh, để giảm bớt cảm giác đau buồn khi nói về sự xa xôi.
  2. Biện pháp nói giảm nói tránh, để giảm bớt cảm giác đau thương khi nói về cái chết.
  3. Biện pháp nói giảm nói tránh, để giảm bớt cảm giác xót thương khi nói về sự vất vả.
  4. Biện pháp nói giảm nói tránh, để giảm bớt cảm giác sợ hãi khi nói về sự nguy hiểm.

Câu 6: Nhóm từ nào dưới đây thuộc cùng một trường từ vựng?

  1. Hội họa, điêu khắc, điện ảnh, năng suất.
  2. Môi trường, tài nguyên, sinh thái, nghệ thuật.
  3. Nhà trường, thầy cô, học sinh, diễn viên.
  4. Bàn, ghế, tủ lạnh, tủ quần áo.

Câu 7: Tìm hiện tượng thay đổi trật tự thành phần câu trong hai câu thơ sau.

Con đường nhỏ nhỏ, gió siêu siêu

Lả lả cành hoang, nắng trở chiều.

  1. Con đường nhỏ nhỏ
  2. Gió siêu siêu
  3. Lả lả cành hoang
  4. Nắng trở chiều

 

Câu 8: Bốn câu thơ sau trích từ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, câu nào không thay đổi trật tự thành phần?

  1. Kìa núi nọ phau phau mây trắng.
  2. Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
  3. Được mất dương dương người thái thượng.
  4. Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 9, 10:

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

(Chí Phèo, Nam Cao)

Câu 9: Câu nào sau đây sau khi thay đổi trật tự từ mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa với câu đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc?

  1. Đó là một con dao sắc, nhưng rất nhỏ.
  2. Một con dao nhỏ, đó là, nhưng rất sắc.
  3. Nhưng rất sắc, đó là một con dao nhỏ.
  4. Không có câu nào.

 

Câu 10: Tác dụng của việc sắp xếp theo trật tự nhỏ, nhưng rất sắc của tác giả là gì?

  1. Nhấn mạnh được ý rất sắc là ý quan trọng vì dao có sắc thì mới đâm chết người được.
  2. Thể hiện được sự liên kết ý trong đoạn: dao rất sắc => đâm chết dăm ba thằng
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao sau đã so sánh cái gì với cái gì? Tác dụng của phép so sánh là gì?

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

  1. So sánh “công cha” với “nước trong nguồn”, thể hiện công lao nuôi dạy của người cha với con cái.
  2. So sánh “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước trong nguồn”, có tác dụng nhấn mạnh công ơn sinh thành, nuôi nấng to lớn của cha mẹ với mỗi người.
  3. So sánh “nghĩa mẹ” với “núi Thái Sơn”, thể hiện công lao sinh thành, nuôi nấng của người mẹ với con cái to lớn như núi Thái Sơn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng ở đâu, là ẩn dụ kiểu nào và hình ảnh nào đã bị ẩn đi khi sử dụng biện pháp ẩn dụ?

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

(Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)

  1. Hình ảnh ẩn dụ: “Người cha”, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cho tác giả.
  2. Hình ảnh ẩn dụ: “anh”, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cho tác giả.
  3. Hình ảnh ẩn dụ: “anh”, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cho Bác Hồ.
  4. Hình ảnh ẩn dụ: “Người cha”, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cho Bác Hồ.

Câu 3: Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống ở đầu đoạn văn sau.

...... Trong các thời kì khác nhau trước đây, các nhà chính trị, nhà văn học lỗi lạc đã phát triển nó và hoàn toàn nắm vững nó. Ví dụ: Na-pô-lê-ông đọc tốc độ 2000 từ/phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4000 từ/phút, Mac-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vào giây,…

  1. Các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưng trong những năm gần đây nó đã được phổ biến khá rộng.
  2. Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh không phải là một điều mới lạ nhưng nó đã được phổ biến khá rộng rãi.
  3. Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ.
  4. Các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưung nó đã được phổ biến khá rộng trong những năm gần đây.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây là chính xác?

  1. Dựng nhà cần nhiều sức, đánh giặc cần nhiều người.
  2. Dựng người cần nhiều sức, đánh giặc cần nhiều nhà.
  3. Dựng giặc cần nhiều người, đánh nhà cần nhiều sức.
  4. Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.

Câu 2: Câu nào sau đây là không chính xác?

  1. Thắng không nản, bại không kiêu.
  2. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
  3. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  4. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay