Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Đọc 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8 Đọc 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

VĂN BẢN 2: ĐỌC VĂN - CUỘC CHƠI TÌM Ý NGHĨA

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Luận đề của văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

  1. Đọc văn là một hành trình đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn trong mỗi văn bản văn học.
  2. Đọc văn là một quá trình quan trọng của phê bình văn học.
  3. Đọc văn là bước đầu tiên trong việc tìm hiểu một văn bản văn học.
  4. Đọc văn chỉ quan trọng với những nhà phê bình văn học.

Câu 2: Trần Đình Sử đã so sánh đọc văn với cái gì?

  1. Trò chơi đuổi mắt bắt dê.
  2. Trò chơi ú tim.
  3. Trò chơi đuổi bắt.
  4. Trò chơi kéo co.

Câu 3: Tác giả quan niệm đọc văn là gì?

  1. Đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.
  2. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 4: Đoạn văn sau trình bày luận điểm nào?

      Người ta đã xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa… Nhưng dù dùng phương pháp nào, chung quy, đọc văn bản là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc. Các phương pháp chỉ là phụ trợ.

  1. Khái niệm đọc văn.
  2. Phương pháp đọc văn.
  3. Quan niệm về đọc văn.
  4. Ý nghĩa của đọc văn.

Câu 5: Theo tác giả, ý nghĩa của văn học có đặc điểm gì?

  1. Có nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ tóm lược trong một câu nhận định hay công thức nào đó.
  2. Là cái cố định, mang tính đơn nhất, chỉ cần ai đó có tài phát biểu một câu là nắm hết hồn vía.
  3. Chỉ có một ý nghĩa duy nhất.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Theo tác giả, khi đọc văn cần phải phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  1. Cấu tạo của văn bản, nội dung của văn bản và hình tượng văn bản.
  2. Cấu tạo của văn bản, hình tượng và các biện pháp tu từ trong văn bản.
  3. Cấu tạo của văn bản, ngôn từ và cá tính tác giả trong văn bản.
  4. Cấu tạo của văn bản, ngôn từ và hình tượng của văn bản.

Câu 7: Câu văn nào dưới đây cho ta biết rằng ý nghĩa của văn bản văn học thường không cố định?

  1. Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.
  2. Vì thế ngoài văn bản, phải tìm hiểu lịch sử, văn hóa, tâm lí,… mới thực sự là đọc hiểu văn bản nghệ thuật.
  3. Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tùy vào cách người ta thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau.
  4. Vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc.

Câu 8: Theo Trần Đỉnh Sử, tác phẩm văn học có vai trò gì trong mối quan hệ giữa tác giả và độc giả?

  1. Kéo dài khoảng cách giữa tác giả và độc giả.
  2. Khiến người đọc có thể hiểu được suy nghĩ, tâm tư của tác giả.
  3. Biến độc giả thành tác giả.
  4. Xóa bỏ ranh giới giữa độc giả và tác giả.

Câu 9: Đoạn văn sau có tác dụng gì trong văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa?

          Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn. Đọc văn tức là đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn đó. Phê bình văn học từ xưa đến nay đều chơi trò đi tìm ý nghĩa của văn học, một “trò chơi” chẳng khác gì ú tim. Có khi ta chạy về phía này, nhưng ý nghĩa lại nằm trốn ở phía kia; có khi ta tưởng bắt được rồi, nhưng hóa ra là bắt trượt. Ý nghĩa là điều mê hoặc lớn và niềm đam mê lớn đối với người đọc. Mọi tác phẩm văn học mà ta cho là hay đều thấp thoáng một ý nghĩa thú vị ở bên trong.

  1. Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận.
  2. Giải thích vấn đề.
  3. Chứng minh vấn đề.
  4. Khái quát ý nghĩa của vấn đề.

Câu 10: Đọc văn và học văn có mối quan hệ như thế nào?

  1. Đọc văn là quá trình của việc học văn.
  2. Đọc văn là nền tảng của việc học văn.
  3. Đọc văn là bước đầu tiên của việc học văn.
  4. Đọc văn là bước cuối cùng của việc học văn.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Thế nào là thưởng thức văn học cũng có quy luật?

  1. Có một quy luật chung cho cách đọc tất cả các loại văn bản văn học.
  2. Người đọc văn phải căn cứ vào một số yếu tố của văn bản như cấu tạo, ngôn ngữ, hình tượng để lí giải, phân tích, bình giảng, bình luận văn bản.
  3. Người đọc văn có thể tuân theo sự tự do và sở thích, tư duy của mình để lí giải văn bản.
  4. Người đọc văn phải tuân theo hướng tư duy của tác giả để đọc văn bản.

Câu 2: Việc tác giả ví đọc văn giống như trò chơi ú tim cùng sự lặp đi lặp lại nhiều lần các cụm từ chơi trò, trò chơi, chơi có tác dụng gì trong việc truyền tải quan điểm của mình?

  1. Giúp tác giả truyền tải quan điểm của mình một cách ấn tượng, tạo sự chú ý với người đọc.
  2. Khiến vấn đề được trình bày một cách có hình ảnh hơn, người đọc dễ hiểu hơn và mang đến một giọng văn vui tươi, trong sáng, tránh cảm giác khô khan.
  3. Tạo sự liên kết giữa các luận điểm trong bài viết, giúp vấn đề được trình bày một cách logic hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng tác phẩm văn học và đọc văn thực sự là một hiện tượng kì diệu?

  1. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn để tìm kiếm, khám phá ý nghĩa tiềm ẩn của tác phẩm văn học.
  2. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn để lí giải cấu tạo của văn bản.
  3. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm văn học.
  4. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn để thấy được tài năng văn chương của tác giả.

Câu 4: Đoạn văn sau sử dụng những phép liên kết nào?

Người ta đã xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa… Nhưng dù dùng phương pháp nào, chung quy, đọc văn bản là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc. Các phương pháp chỉ là phụ trợ.

  1. Phép nối, phép lặp.
  2. Phép nối, phép thế.
  3. Phép lặp, phép liên tưởng.
  4. Phép lặp, phép thế.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

          Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản và cuộc đời. Vì thế ngoài văn bản, phải tìm hiểu lịch sử, địa lí, tâm lí,… mới thực sự là đọc hiểu văn bản nghệ thuật.

          Từ vì thế trong đoạn văn trên thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa các câu trong đoạn?

  1. Giả thiết - thực tế.
  2. Tăng tiến.
  3. Nguyên nhân - kết quả.
  4. Đối lập.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 6, 7:

          Nhưng văn học là hiện tượng có quy luật. Thưởng thức văn học cũng có quy luật. Người đọc văn không có quyền tự do tuyệt đối, mà phụ thuộc vào cấu tạo của văn bản. Như người ca sĩ hát bài hát của mình theo bản nhạc của nhạc sĩ, người đọc văn cũng phải cảm nhận tác phẩm theo cung bậc của văn bản. Tuy nhiên văn bản chưa phải đã là tác phẩm. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng. Những cảm nhận không kiểm nghiệm được bằng văn bản có thể coi là đi xa văn bản. Nhưng mặt khác, người đọc có quyền tưởng tượng, lí giải, cụ thể hóa hình tượng, nhập vào giọng điệu, nhịp điệu, động tác của ngôn từ để hiểu chúng, miễn sao không phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm.

Câu 6: Câu nào khái quát nội dung của cả đoạn?

  1. Nhưng văn học là hiện tượng có quy luật.
  2. Thưởng thức văn học cũng có quy luật.
  3. Người đọc văn không có quyền tự do tuyệt đối, mà phụ thuộc vào cấu tạo của văn bản.
  4. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.

Câu 7: Tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào để làm sáng tỏ luận điểm của đoạn văn?

  1. Người đọc văn không có quyền tự do tuyệt đối, mà phụ thuộc vào cấu tạo của văn bản.
  2. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.
  3. Nhưng mặt khác, người đọc có quyền tưởng tượng, lí giải, cụ thể hóa hình tượng, nhập vào giọng điệu, nhịp điệu, động tác của ngôn từ để hiểu chúng, miễn sao không phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 8 đến 10:

          Đọc văn là nền tảng của học văn. Học văn là học năng lực cảm thụ văn, bồi dưỡng thị hiếu văn, tiếp nhận kiến thức văn hóa văn, rèn luyện năng lực biểu đạt, sáng tạo văn. Đỗ Phủ đã nói: “Đọc rách vạn quyển sách/ Hạ bút như có thần”. M. Go-rơ-ki đã kể chuyện ông đọc nhiều như thế nào trước khi thành nhà văn lớn. Muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn. […] Phải đọc văn để người đọc tự phát hiện ra mình và lớn lên.

Câu 8: Tác giả đã sử dụng mấy dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ luận điểm của đoạn văn?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 1.
  4. 4.

Câu 9: Đoạn văn kết cấu theo kiểu nào?

  1. Song hành.
  2. Diễn dịch.
  3. Quy nạp.
  4. Tổng phân hợp.

Câu 10: Cách nêu bằng chứng trong đoạn này là gì?

  1. Nêu bằng chứng trực tiếp.
  2. Nêu bằng chứng gián tiếp.
  3. Kết hợp nêu bằng chứng trực tiếp lẫn gián tiếp.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tại sao có thể nói Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong?

  1. Vì phải chia ra nhiều lần mới có thể đọc xong một tác phẩm.
  2. Vì mỗi lần đọc, mỗi cách đọc đều sẽ cho ra kết quả đọc khác nhau, giúp độc giả có nhiều hướng tiếp cận với tác phẩm.
  3. Vì đọc một lần thì chưa thể nhớ hết được các chi tiết trong tác phẩm.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Trần Đình Sử là ai?

  1. Là nhà văn nổi tiếng.
  2. Là nhà thơ nổi tiếng.
  3. Là nhà nghiên cứu, lí luận – phê bình văn học.
  4. Là tiểu thuyết gia nổi tiếng.

Câu 3: Văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa có xuất xứ từ đâu?

  1. Công trình nghiên cứu Dẫn luận thi pháp học văn học.
  2. Công trình nghiên cứu Trên đường biên của lí luận văn học.
  3. Công trình nghiên cứu Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam.
  4. Cuốn Đọc văn học văn.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Có thể thay thế nhan đề Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa bằng nhan đề nào sau đây?

  1. Đọc văn – trò chơi ú tim thú vị.
  2. Đọc văn – cuộc rượt bắt tốc độ.
  3. Đọc văn – hành trình tìm kiếm bản thân.
  4. Đọc văn – nền tảng của học văn.

Câu 2: Nhan đề Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Hoán dụ.
  2. So sánh.
  3. Nhân hóa.
  4. Ẩn dụ.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Văn bản 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay