Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 TH tiếng Việt 1: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 TH tiếng Việt 1: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁC KIỂU CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 2: Phân theo mục đích nói thì có những kiểu câu nào?

  1. Câu kể, câu hỏi, câu phủ định, câu cảm.
  2. Câu hỏi, câu khiến, câu kể, câu cảm.
  3. Câu cảm, câu khẳng định, câu khiến, câu hỏi.
  4. Câu khiến, câu kể, câu phủ định, câu cảm.

Câu 3: Dựa vào đâu để phân loại câu theo mục đích nói?

  1. Sự có mặt của những từ ngữ đặc thù, chuyên dùng đánh dấu mỗi kiểu câu.
  2. Dấu kết thúc câu khi câu được thể hiện bằng chữ viết.
  3. Nội dung biểu đạt của câu và ngữ cảnh xuất hiện câu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Thế nào là một câu hỏi?

  1. Trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp.
  2. Có dấu chấm hỏi kết thúc câu.
  3. A, B đúng.
  4. Kết thúc câu bằng dấu chấm.

Câu 5: Câu khiến là câu như thế nào?

  1. Hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu; có động từ chỉ điều đối tượng cần thực hiện; kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  2. Hướng về một đối tượng cụ thể đặt ra thắc mắc; có động từ để hỏi; kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  3. Nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm than.
  4. Kể về một hiện tượng, sự việc; kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu 6: Nêu khái niệm câu kể.

  1. Là câu trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp, kết thúc bằng dấu chấm.
  2. Là câu dùng để trần thuật về một hiện tượng, sự việc và kết thúc bằng dấu chấm.
  3. Là câu nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm.
  4. Là câu đưa ra yêu cầu tới một đối tượng cụ thể, kết thúc bằng dấu chấm.

Câu 7: Câu cảm dùng để làm gì?

  1. Kể về một hiện tượng, sự việc.
  2. Đưa ra yêu cầu đối với một đối tượng cụ thể.
  3. Nêu ra thắc mắc nhờ giải đáp.
  4. Nêu cảm xúc của người viết.

Câu 8: Để xác định đúng kiểu câu, cần chú ý vào những yếu tố nào?

  1. Đặc điểm hình thức câu.
  2. Nội dung câu.
  3. Ngữ cảnh.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào dùng để nhận biết câu hỏi?

  1. Ai, gì, nào, tại sao.
  2. Ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi.
  3. Hãy, đừng, chớ, đi.
  4. Biết bao, xiết bao, biết chừng nào.

Câu 10: Câu chứa các từ như than ôi, trời ơi, biết bao,… là câu gì?

  1. Câu hỏi.
  2. Câu kể.
  3. Câu cảm.
  4. Câu khiến.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Câu nào dưới đây là câu kể?

  1. Ôi tôi khổ quá mà!
  2. Tôi thấy tôi thật khổ.
  3. Tôi khổ quá mà phải không?
  4. Đừng than vãn nữa!

Câu 2: Câu Cậu đừng lo lắng quá, tất cả rồi sẽ ổn thôi! có chức năng gì?

  1. Yêu cầu.
  2. Bộc lộ cảm xúc.
  3. Ra lệnh.
  4. Khuyên bảo.

Câu 3: Câu nào dưới đây là câu khiến?

  1. U nó không được thế. (Ngô Tất Tố).
  2. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài).
  3. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu).
  4. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố).

Câu 4: Câu nào dưới đây là câu kể?

  1. Thế thì con biết làm thế nào được!
  2. Thảm hại thay cho nó!
  3. Hôm nay, trời mưa rất to.
  4. Anh giúp em bê cái ghế vào trong phòng với ạ!

Câu 5: Đoạn văn sau có mấy câu kể?

          Tôi cũng hay nói những dự định của tôi. Ước muốn nhiều. Nhưng tôi cũng không rõ chọn cái gì là chủ yếu. Trở thành kĩ sư kiến trúc? Rất hay! Thuyết minh trong rạp chiếu bóng của thiếu nhi, lái xe gấu ở cảng, hay là hát trong đội đồng ca trên một công trường xây dựng…! Tất cả, đều là hạnh phúc. Tôi sẽ hăng say và sáng tạo, như những ngày này, trên cao điểm của chúng tôi, nơi ra đời những ước mơ và khao khát.

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

  1. 5 câu.
  2. 6 câu.
  3. 4 câu.
  4. 3 câu.

Câu 6: Câu sau là kiểu câu gì và có dấu hiệu nhận biết nào?

Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!

(Mắt sói, Đa-ni-en Pen-nắc)

  1. Câu cảm vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  2. Câu khiến vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  3. Câu hỏi vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  4. Câu kể vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.

Câu 7: Đoạn văn sau có mấy câu khiến?

          Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!

(Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái)

  1. Không có câu khiến nào.
  2. 1.
  3. 3
  4. 2.

Câu 8: Đoạn văn sau sử dụng những kiểu câu gì?

          - Bại tướng, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quỳ hàng, thì còn được toàn tính mạng.

(Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, Nguyễn Huy Tưởng)

  1. Câu hỏi và câu kể.
  2. Câu khiến và câu cảm.
  3. Câu hỏi và câu khiến.
  4. Câu khiến và câu kể.

Câu 9: Câu hỏi sau có mục đích gì?

Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

  1. Đe dọa.
  2. Nêu thắc mắc nhờ giải đáp.
  3. Khẳng định.
  4. Nhấn mạnh.

Câu 10: Câu sau là kiểu câu gì và có ý nghĩa gì?

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Nhớ rừng, Thế Lữ)

  1. Câu khiến thể hiện cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
  2. Câu hỏi thể hiện cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
  3. Câu kể về cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
  4. Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Kiểu câu nào sau đây không phải phân loại theo mục đích nói?

  1. Câu kể.
  2. Câu cảm.
  3. Câu ghép.
  4. Câu hỏi.

Câu 2: Những kiểu câu nào có thể dùng để bộc lộ cảm xúc?

  1. Câu cảm, câu khiến.
  2. Câu cảm, câu hỏi, câu khiến.
  3. Câu cảm, câu hỏi, câu kể.
  4. Câu cảm, câu kể.

Câu 3: Kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp?

  1. Câu kể.
  2. Câu cảm.
  3. Câu khiến.
  4. Câu hỏi.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Xác định kiểu câu và chức năng của câu.

          Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm, đẹp biết chừng nào!

  1. Câu cảm bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.
  2. Câu kể bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.
  3. Câu khiến bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.
  4. Câu hỏi bộc lộ cảm xúc yêu mến, thích thú, tự hào trước vẻ đẹp của lời thơ.

Câu 2: Câu sau là kiểu câu nào và dựa vào đâu em xác định được?

          Thật xúc động trong buổi tựu trường ngày hôm nay, chúng ta mặc trên mình bộ đồng phục với lá cờ linh thiêng của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu!

  1. Câu khiến vì có từ thật ở đầu câu, kết thúc câu bằng dấu chấm than!
  2. Câu kể vì nội dung câu kể về sự kiện ngày tựu trường.
  3. Câu cảm vì có từ thật ở đầu câu, kết thúc câu bằng dấu chấm than!
  4. Câu kể vì nội dung câu kể về việc học sinh mặc đồng phục có lá cờ Tổ quốc Việt Nam.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay