Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối Ôn tập bài 2 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 2. VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN (PHẦN 1)

Câu 1:  Từ “líu lo” là từ tượng thanh đúng hay sai?

  • A.   Đúng.
  • B.   Sai.

Câu 2:  Từ “mũm mĩm” là từ tượng thanh đúng hay sai?

  • A.   Đúng.
  • B.   Sai.

Câu 3:  Từ “rào rào” là từ tượng hình đúng hay sai?

  • A.   Đúng.
  • B.   Sai.

Câu 4: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?

  • A.   Róc rách
  • B.   Chíp chíp
  • C.   Ha ha
  • D.   Ục ịch

Câu 5: Từ nào sau đây là từ tượng thanh?

  • A.   Lom khom
  • B.   Lênh khênh
  • C.   Rì rào
  • D.   Lừ đừ

Câu 6: Có mấy loại dụng cụ âm nhạc xuất hiện trong tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương”?

  • A.   2
  • B.   4
  • C.   6
  • D.   8

Câu 7: Những loại nhạc cụ xuất hiện trong bài “Ca Huế trên sông Hương” là?

  • A.   Đàn tranh, đàn nguyệt.
  • B.   Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà.
  • C.   Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam.
  • D.   Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…là quê hương của những điệu hò nổi tiếng”

  • A.   Huế.
  • B.   Bắc Ninh.
  • C.   Hà Nội.
  • D.   Hội An.

Câu 9: Dòng nào không phải nói lên đặc điểm của văn bản nhật dụng?

  • A. Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
  • B. Là những văn bản có tính thời sự, đồng thời cũng chứa đựng trong đó những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
  • C. Là loại văn bản có nội dung thời sự xã hội nhưng về hình thức thể hiện vẫn có những giá trị nghệ thuật nhất định, sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
  • D. Là những văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.

Câu 10: Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) trong tác phẩm “Thiên Trường vãn vọng” có nghĩa là gì?

  • A.   Phong cảnh mờ ảo, lúc ẩn lúc hiện.
  • B.   Phong cảnh mở ảo vừa như có lại như không, vừa thực lại vừa hư.
  • C.   Phong cảnh diễm lệ, nguy nga.
  • D.   Phong cảnh rực rỡ, sáng chói.

Câu 11: Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối trong tác phẩm “Thiên Trường vãn vọng” đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

  • A.   Bức tranh cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.
  • B.   Bức tranh làng sinh động trong một buổi sớm bình minh.
  • C.   Bức tranh về cảnh đồng quê dân dã, bình yên.
  • D.   Bức tranh làng quê mờ ảo, huyền bí.

Câu 12: Hai câu thơ cuối trong tác phẩm “Thiên Trường vãn vọng”  là sự hòa quyện, đan xen giữa con người và thiên nhiên đúng hay sai?

  • A.   Đúng.
  • B.   Sai.

Câu 13: Bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm “Thiên Trường vãn vọng”  được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?

  • A.   Thị giác, thính giác.
  • B.   Thị giác, khứu giác.
  • C.   Thị giác, vị giác.
  • D.   Vị giác, khứu giác.

Câu 14: Điểm nhìn của tác giả trong bài thơ Thu điếu là?

  • A.   Từ xa đến gần.
  • B.   Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
  • C.   Từ cao xuống thấp.
  • D.   Từ ngoài vào trong.

Câu 15: Bức tranh mùa thu được tác giả khắc họa trong bài thơ Thu điếu thuộc vùng nào?

  • A.   Nam Trung Bộ.
  • B.   Bắc Trung Bộ.
  • C.   Đồng bằng Bắc Bộ.
  • D.   Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 16: “Thu điếu” được viết theo thể thơ nào?

  • A.   Ngũ ngôn.
  • B.   Thất ngôn bát cú.
  • C.   Lục bát.
  • D.   Thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 17: Chuyển động của sự vật trong bài thơ Thu điếu như thế nào?

  • A.   Mạnh mẽ.
  • B.   Dữ dội.
  • C.   Nhẹ nhàng.
  • D.   Nhanh nhẹn.

Câu 18: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi

Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương.

  • A.   Liệt kê.
  • B.   Ẩn dụ.
  • C.   Nhân hóa.
  • D.   Đảo ngữ.

Câu 19: Câu “Trắng trời, trắng núi một thế giới ban” đảo thành phần nào trong câu?

  • A.   Trạng ngữ.
  • B.   Chủ ngữ.
  • C.   Vị ngữ.
  • D.   Bổ ngữ.

Câu 20: Câu văn “Những chuyến xe tấp nập trên đường” có sử dụng biện pháp đảo ngữ không?

  • A.   Có.
  • B.   Không.

Câu 21: Câu văn nào dưới đây sử dụng biện pháp đảo ngữ?

  • A.   Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.
  • B.   Trên đồng lúa chín, những cánh cò trắng muốt tung tăng.
  • C.   Trắng muốt những cánh cò tung tăng trên đồng lúa chín.
  • D.   Những cánh cò tung tăng trắng muốt trên đồng lúa chín.

Câu 22: Đáp án nào dưới đây không phải là tác dụng của từ tượng hình?

  • A.   Làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ.
  • B.   Giúp miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn.
  • C.   Giúp khả năng miêu tả, diễn tả cảnh vật, con người, thiên nhiên chi tiết, thực tế và đa dạng.
  • D.   Mô phỏng âm thanh con người.

Câu 23: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?

  • A.   Thút thít.
  • B.   Chững chạc.
  • C.   Chập chững.
  • D.   Xinh xinh.

Câu 24: Từ “ung dung” là từ tượng thanh đúng hay sai?

  • A.   Đúng.
  • B.   Sai.

Câu 25: Tìm từ tượng thanh trong các từ sau “leng keng, róc rách, thon thả, khúc khích, chập chững”

  • A.   Chập chững.
  • B.   Leng keng, róc rách.
  • C.   Thon thả, chập chững.
  • D.   Leng keng, chập chững.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay