Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời Ôn tập Chương 4: Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG IV. CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO (PHẦN 2)

Câu 1: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình nguyên phân?

  1. Kì đầu.
  2. Kì giữa.
  3. Kì sau.
  4. Kì cuối.

Câu 2: Khối u lành tính khác với khối ác tính ở điểm là

  1. có khả năng tăng sinh không giới hạn.
  2. chỉ định vị ở một vị trí nhất định trong cơ thể.
  3. có khả năng tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến vị trí mới.
  4. có cơ chế kiểm soát chu kì tế bào không hoạt động hoặc hoạt động bất thường.

Câu 3: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?

  1. Biệt hóa và phản biệt hóa.
  2. Nguyên phân liên tục.
  3. Duy trì sự sống vĩnh viễn.
  4. Giảm phân liên tục.

 

Câu 4: Tại sao có thể quan sát hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân?

  1. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.
  2. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.
  3. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi xong.
  4. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li xong.

 

Câu 5: Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

  1. Dung hợp tế bào trần.
  2. Cấy truyền phôi.
  3. Nuôi cấy mô tế bào.
  4. Nuôi cấy hạt phấn.

 

Câu 6: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? 

  1. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần
  2. Giảm phân trải quan hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần
  3. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục
  4. Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất

 

Câu 7: Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Có 3 pha: G1, S và G2

(2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng

(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép

(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

  1. (1), (2)
  2. (3), (4)
  3. (1), (2), (3)
  4. (1), (2), (3), (4)

 

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối của giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm phân 2? 

  1. Màng nhân xuất hiện
  2. Thoi tơ vô sắc biến mất
  3. NST ở dạng sợi đơn
  4. Các NST ở dạng sợi kép

Câu 9: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về

  1. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
  2. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
  3. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
  4. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi

 

Câu 10: Cho biết: Khi nói về hoạt động nhân bản vô tính ở động vật, phát biểu nào đúng?

  1. Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào xôma.
  2. Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào trứng.
  3. Người ta lai 2 tế bào xôma với nhau.
  4. Người ta lai tế bào xôma và tế bào trứng.

 

Câu 11: Kết quả của giảm phân tạo ra

  1. Tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể 2n.
  2. Giao tử có bộ nhiễm sắc thể n.
  3. Tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể n.
  4. Trứng có bộ nhiễm sắc thể n

 

Câu 12: Thoi phân bào có chức năng nào sau đây? 

  1. Là nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của ADN và NST
  2. Là nơi NST bám và giúp NST phân ly về các cực của tế bào
  3. Là nơi NST xếp thành hàng ngang trong quá trình phân bào
  4. Là nơi NST bám vào để tiến hành nhân đôi thành NST kép

 

Câu 13: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng:

  1. thời gian sống và phát triển của tế bào
  2. thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
  3. thời gian của quá trình nguyên phân
  4. thời gian phân chia của tế bào chất

Câu 14: Ở kì nào của giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào?

  1. Kì đầu
  2. Kì sau
  3. Kì cuối
  4. Kì giữa

 

Câu 15: Trong phân bào nguyên phân, nguyên nhân chủ yếu làm cho tế bào con luôn có bộ NST giống tế bào mẹ là do: 

  1. Các kì diễn ra một cách tuần tự và liên tiếp nhau
  2. NST nhân đôi thành NST kép, sau đó chia cho hai tế bào con
  3. NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều cho hai tế bào con
  4. Ở kì sau, các NST tách nhau ra và trượt về hai cực tế bào

 

Câu 16: Hãy cho biết: Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người là thành tựu nhờ?

  1. Công nghệ tạo động vật biến đổi gen.
  2. Công nghệ tạo thực vật biến đổi gen.
  3. Công nghệ tạo ra các chủng vi sinh vật mới
  4. Công nghệ tế bào thực vật và động vật

 

Câu 17: Ở một loài lưỡng bội, khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là

  1. 24.
  2. 8.
  3. 12.
  4. 48.

 

Câu 18: Xác định: Điểm khác nhau căn bản giữa quá trình hình thành tinh trùng ở động vật và quá trình hình thành tinh tử ở thực vật hạt kín?

  1. Ở thực vật giảm phân tạo ra 4 hạt phấn, để tạo thành tinh tử cần có quá trình nguyên phân trong khi đó ở động vật quá trình giảm phân tạo 4 tinh trùng.
  2. Ở thực vật quá trình giảm phân tạo 2 hạt phấn, các hạt phấn tiếp tục nguyên phân tạo ra tinh tử n trong khi ở động vật thì từ tế bào sinh tinh giảm phân tạo 4 tinh trùng.
  3. Ở thực vật quá trình giảm phân tạo ra 2 hạt phấn đơn bội kép, còn ở động vật tạo 4 tinh trùng đơn bội.
  4. Ở động vật quá trình giảm phân tạo 4 tinh trùng trong khi đó ở thực vật quá trình giảm phân tạo 4 hạt phấn, các hạt phấn n dung hợp với noãn để tạo hợp tử.

 

Câu 19: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép?

  1. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối
  2. Kì đầu, kì giữa, kì cuối
  3. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa
  4. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

Câu 20: Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân? 

  1. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n
  2. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n
  3. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n
  4. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới

Câu 21: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

  1. Nuôi cấy hạt phấn
  2. Nuôi cấy mô tế bào
  3. Cấy truyền phôi
  4. Nhân bản vô tính

 

Câu 22: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có

  1. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
  2. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động
  3. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động
  4. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động

 

Câu 23: Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Mọi quá trình phân bào đều diễn ra theo chu kì tế bào
  2. Chu kì tế bào luôn gắn với quá trình nguyên phân
  3. Ở phôi, thời gian của một chu kì tế bào rất ngắn
  4. Trong chu kì tế bào, pha G thường có thời gian dài nhất

 

Câu 24: Khi nói về tạo giống bằng công nghệ tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp nuôi cấy tế bào, mô thực vật.

(2). Khi nuối cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành các dòng tế bào đơn bội.

(3). Consixin là hóa chất có hiệu quả rất cao trong việc gây đột biến đa bội.

(4). Trong lai tế bào, người ta nuôi cấy 2 dòng tế bào sinh dục khác loài.

  1. 4       
  2. 3
  3. 2       
  4. 1

Câu 25: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cấu histon để tạo nên các nucleoxom là 74,46 μm. Cứ giữa hai nucleoxomcần một đoạn nối gồm một đoạn ADN và một phân tử protein histon. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong cặp nhiễm sắc thể này là:

  1. 53996 phân tử.
  2. 48000 phân tử.
  3. 26998 phân tử.
  4. 24000 phân tử.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay