Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Một phân tử DNA “mẹ” tự tái bản k lần liên tiếp thì số DNA “con, cháu” có thể là
A. k.
B. 2k.
C. 2k.
D. k2.
Câu 2: Một phân tử DNA sau k lần tái bản thì số chuỗi polynucleotide có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường được tổng hợp là
A. 2.(2k – 1).
B. 2. (2k – 1).
C. 2k – 1.
D. 2. 2k.
Câu 3: Trên một đơn vị tái bản của DNA có a đoạn okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu ?
A. a.
B. a + 1.
C. a + 2.
D. 2a.
Câu 4: Một phân tử DNA của vi khuẩn thực hiện tái bản, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?
A. 52.
B. 51.
C. 50.
D. Không xác định.
Câu 5: Hình dưới đây minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này và cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
A. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Hình bên minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
C. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gene được biểu hiện thành tính trạng.
D. (1) và (2) đều chung một hệ enzyme.
Câu 6: Giả sử có một gene với số lượng các cặp nucleotide ứng với mỗi đoạn exon và intron như sau:
Exon | Intron | Exon | Intron | Exon | Intron | Exon |
90 | 130 | 150 | 90 | 90 | 120 | 150 |
Phân tử protein có chức năng sinh học được được tạo ra từ gene này chứa bao nhiêu amino acid?
A. 160.
B. 159.
C. 158.
D. 76.
Câu 7: Cho biến gene mã hóa cùng một loại amino acid ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nucleotide sau đây:
Loài | Trình tự nucleotide khác nhau của gene mã hóa enzyme đang xét |
Loài A | C A G G T C A G T T |
Loài B | C C G G T C A G G T |
Loài C | C A G G A C A T T T |
Loài D | C C G G T C A A G T |
Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là
A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
Câu 8: Có một số phân tử DNA thực hiện tái bản 5 lần. nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polynucleotide mới thì số phân tử DNA đã tham gia quá trình tái bản nói trên là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Một gene ở sinh vậy nhân sơ có số lượng các loại nucleotide trên một mạch là A = 70; G = 100; C = 90; T = 80. gene này tái bản một lần, số nucleotide loại C mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là
A. 100.
B. 180.
C. 90.
D. 190.
Câu 10: Người ta sử dụng một chuỗi polynucleotitde có (T+C)/(A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polynucleotide bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotide tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A+G=80%; T+C=20%.
B. A+G=20%; T+C=80%.
C. A+G=25%; T+C=75%.
D. A+G= 75%; T+C=25%.
Câu 11: Khi nói về quá trình tái bản DNA, xét các kết luận sau đây:
(1) Trên mỗi phân tử DNA của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu tái bản DNA.
(2) Enzyme DNA-polymerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA và kéo dài mạch mới.
(3) Sự tái bản của DNA ti thể diễn ra độc lập với sự tái bản của DNA trong nhân tế bào.
(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
(5) Sự tái bản DNA diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12: Ví dụ nào sau đây chứng tỏ điều hòa biểu hiện gene có vai trò quyết định tính đặc thù mô, cơ quan và giai đoạn phát triển cơ thể.
A. Ở người, gene mã hóa epsilon-2 globin (HBE2) chỉ biểu hiện ở giai đoạn phôi, gene mã hóa beta-globin (HBB) chỉ biểu hiện ở giai đoạn trưởng thành.
B. Khi tế bào chịu tác động của bức xạ tia tử ngoại (UV), các gene mã hóa protein sửa chữa DNA được cảm ứng biểu hiện giúp tế bào sống sót.
C. Các gene tổng hợp kháng thể ở các tế bào miễn dịch được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
D. Khi tế bào gặp điều kiện nhiệt đô cao bất thường, một số gene được kích hoạt để tạo ra các protein chống sốc nhiệt.
Câu 13: Thuốc Tamoxifen ức chế đặc hiệu thụ thể estrogen alpha để chữa ung thư vú do gene biểu hiện quá mức là ứng dụng của điều hòa biểu hiện gene trong lĩnh vực
A. nghiên cứu di truyền.
B. trồng trọt.
C. chăn nuôi.
D. y dược.
Câu 14: Khi nói về operon lac ở vi khuẩn E.coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Gene điều hòa lacI nằm trong thành phần của operon lac.
II. Trình tự O (operator) là nơi RNA polymerase bám vào và khởi đầu phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactose thì gene điều hòa lacI không phiên mã.
IV. Khi gene cấu trúc lacA và gene cấu trúc lacZ đều phiên mã 12 lần thì gene cấu trúc lacY cũng phiên mã 12 lần.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 15: Khi nói về operon lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gene điều hòa lacI không nằm trong thành phần của operon lac.
II. Trình tự P (promoter) là nơi protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactose thì gene điều hòa lacI vẫn có thể phiên mã.
IV. Khi gene cấu trúc lacA phiên mã 5 lần thì gene cấu trúc lacZ phiên mã 2 lần.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................