Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 38: Đột biến gene

Giáo án bài 38: Đột biến gene sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 38: Đột biến gene

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

BÀI 38: ĐỘT BIẾN GENE

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm đột biến gene. Lấy được ví dụ minh họa.

  • Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về hiện tượng di truyền, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung đột biến gene.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về đột biến gene; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện về nội dung được giao trong hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về đột biến gene để nhận ra các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.

Năng lực khoa học tự nhiên: 

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm đột biến gene, lấy được ví dụ minh họa; Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

  • Tìm hiểu tự nhiên: Tìm kiếm thông tin về ý nghĩa, tác hại của đột biến gene.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về đột biến gene vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về các hiện tượng đột biến gene.

  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công.

  • Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  • Hình ảnh 38.1 - 38.2 và các hình ảnh liên quan đến đột biến gene.

  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo. 

  • Nghiên cứu bài học trước khi lên lớp; Tìm kiếm các tư liệu, hình ảnh liên quan đến đột biến gene trong tự nhiên và đột biến gene nhân tạo trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi mở đầu.

c. Sản phẩm học tập: Những ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt tình huống, yêu cầu cá nhân HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ: Năm 2006, các nhà khoa học đã phát hiện ra một con hươu có màu lông trắng khác biệt với màu lông của những con hươu khác ở một vùng núi miền Đông nước Đức. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về màu lông của con hươu trắng này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, định hướng HS đến hiện tượng đột biến gene.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: Nguyên nhân màu lông khác biệt của một con hươu trong đàn hươu ở vùng núi miền Đông nước Đức được các nhà khoa học phát hiện ra năm 2006 là do đột biến gene. 

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy đột biến gene là gì? Đột biến gene có hại hay có lợi đối với sinh vật và con người? Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 38: Đột biến gene.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đột biến gene

a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm đột biến gene. Lấy được ví dụ minh họa.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu thông tin mục 1. Khái niệm đột biến gene, quan sát Hình 38.1, 38.2 và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Khái niệm về đột biến gene và một số ví dụ minh họa.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 HS.

- GV chiếu Hình 38.1 SGK tr.161, yêu cầu các nhóm HS quan sát, phân công nhiệm vụ mỗi học sinh xác định một loại đột biến gene và mô tả mỗi dạng đó, sau đó giải thích cho các bạn cùng nhóm về loại đột biến mà mình tìm hiểu được cho đến khi các bạn trong nhóm đều xác định được sự khác nhau của các dạng đột biến gene. 

- Dựa trên câu trả lời của HS, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về khái niệm đột biến gene và nêu một số ví dụ minh họa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 38.1, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Gợi ý: Các đoạn đột biến gene có sự thay đổi về số lượng hoặc tỉ lệ các nucleotide so với đoạn gene bình thường một cặp nucleotide.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. 

1. KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN GENE

- Khái niệm: Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene, thường liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotide. 

- Một số dạng đột biến gồm: mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nucleotide.

- Đột biến điểm là đột biến xảy ra liên quan đến một cặp nucleotide.

Hình 38.1. Một số loại đột biến gene thường gặp: thêm một cặp nucleotide (a); mất một cặp nucleotide (b); thay thế một cặp nucleotide (c)

Ví dụ: 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và tác hại của đột biến gene

a. Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu thông tin mục 2. Ý nghĩa và tác hại của đột biến gene và thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho ví dụ: 

Ví dụ 1: Giống ngô đường mới BN191 đột biến lặn của gene điều khiển tổng hợp tinh bột, độ ngọt cho ngô siêu ngọt, chất lượng cao, thời gian thu hoạch bắp tươi ngắn, chống chịu sâu bệnh gây hại, ít đổ gãy, sinh trưởng tốt, năng suất cao.

Ví dụ 2: Bệnh bạch tạng xảy ra do đột biến ở một trong số các gene chịu trách nhiệm sản xuất hoặc phân phối sắc tố melanin làm cho da, tóc hoặc mắt có rất ít hoặc không có màu.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ: Phân tích các ví dụ trên và cho biết các trường hợp đột biến đó có ảnh hưởng như thế nào đối với con người.

- Dựa trên câu trả lời của HS, GV yêu cầu HS khái quát ý nghĩa và tác hại của đột biến gene.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát ví dụ, vận dụng kiến thức, kĩ năng, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, định hướng HS (nếu cần)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

2. Ý NGHĨA VÀ TÁC HẠI CỦA ĐỘT BIẾN GENE

a) Ý nghĩa

- Đột biến gene cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa.

Ví dụ : Gene I quy định nhóm máu ở người (hệ thống ABO), do đột biến đã tạo ra ba allele: IA, IB, IO, qua giao phối đã tạo ra sau loại kiểu gene và bốn loại kiểu hình là các nhóm máu O, A, B và AB trong quần thể người. 

- Đột biến nhân tạo có ý nghĩa cho chọn giống vật nuôi và cây trồng; nhờ có đột biến gene, các gene mong muốn có thể được nhân lên và tạo ra lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu của con người.

Ví dụ: Giống lan phi điệp đột biến do khách hàng đặt Viện Nghiên cứu Rau quả nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô với số lượng lớn.

b) Tác hại

- Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc vào loại đột biến, tổ hợp gene hoặc phụ thuộc vào môi trường.

Ví dụ: 

+ Đột biến gene kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng, trong điều kiện môi trường không có thuốc trừ sâu thì đột biến sẽ có hại, còn trong điều kiện môi trường có thuốc trừ sâu thì lại có lợi.

+ Vịt ba chân:

+ Bệnh hồng cầu hình liềm:

Thông tin bổ sung

TÁC NHÂN GÂY ĐỘT BIẾN GENE

* Có nhiều tác nhân gây đột biến gene, thuộc về hai nhóm sau:

- Nhóm các tác nhân bên trong tế bào: Sự bắt cặp nhầm trong tái bản DNA do tính chất hỗ biến của các nitrogenous base; hoạt động của các yếu tố di truyền vận động (TE); sự thay đổi pH nội bào; sự xuất hiện của các chất oxy hóa (gốc tự do) trong tế bào như hydrogen, peroxide, superoxide;...

- Nhóm các tác nhân bên ngoài cơ thể: các tác nhân vật lí như các tia phóng xạ ion hóa (tia gamma, chùm neutron, tia UV, tia X); sốc nhiệt;... Các tác nhân hóa học như hóa chất gây đột biến, ví dụ: 5BU, Acridine,... Các tác nhân sinh học như một số loại virus.

 

* Ngày nay, bằng nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng các tác nhân đột biến nhân tạo, sử dụng kĩ thuật di truyền (sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR), các nhà khoa học đã và đang tạo ra các allele đột biến theo những hướng xác định nhằm ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như y dược, nông, lâm, ngư nghiệp và bảo vệ môi trường.

  

 ----------Còn tiếp------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN SINH HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 12: TIẾN HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN SINH HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 11: DI TRUYỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 12: TIẾN HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay