Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 6 Đọc: Món ngon mùa nước nổi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 6 Đọc: Món ngon mùa nước nổi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 6: MÓN NGON MÙA NƯỚC NỔI

ĐỌC: MÓN NGON MÙA NƯỚC NỔI

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài viết Món ngon mùa nước nổi của tác giả nào?

  1. Linh Tâm.
  2. Thái Phan Vàng Anh.
  3. Trương Huỳnh Như Trân.
  4. Trương Chí Hùng.

Câu 2: Món ăn nào được nhắc đến trong bài viết Món ngon mùa nước nổi ?

  1. Cá linh
  2. Cá lóc
  3. Cá chuối
  4. Cá chim

Câu 3: Theo văn bản Món ngon mùa nước nổi, cá linh là đặc sản miền nào?

  1. Miền Bắc
  2. Miền Trung
  3. Miền Tây Nam Bộ
  4. Miền Đông Nam Bộ

Câu 4: Theo văn bản Món ngon mùa nước nổi, cá linh “trôi” từ đâu về đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Sông Đà
  2. Sông Tràng Giang
  3. Sông Đáy
  4. Sông Mê Kông

Câu 5: Món ăn được miêu tả trong văn bản Món ngon mùa nước nổi là gì?

  1. Lẩu cá linh
  2. Cá linh nấu canh chua
  3. Cá linh hấp
  4. Cá linh nướng

Câu 6: Đâu là nguyên liệu chế biến món cá linh được nhắc đến trong văn bản Món ngon mùa nước nổi?

  1. Bông lục bình
  2. Rau cần
  3. Bông súng
  4. Mướp đắng

Câu 7: Theo văn bản Món ngon mùa nước nổi, cách chế biến canh chua cá linh là gì?

  1. Để nguyên con, chỉ cần bỏ ruột
  2. Bỏ đầu và đuôi
  3. Để nguyên con, không cần bỏ ruột
  4. Bỏ thân, chỉ để lại đầu cá

Câu 8: Theo văn bản Món ngon mùa nước nổi, khách phương xa đến sau khi ăn cá linh nấu canh chua có thái độ như nào?

  1. Ăn một lần rồi không bao giờ ăn lại
  2. Ăn một lần rồi lưu luyến mãi miền Tây
  3. Ăn một lần rồi quên luôn hương vị
  4. Ăn một lần lại muốn ăn nhiều hơn

Câu 9: Từ “dớn” có nghĩa là gì?

  1. Dụng cụ bắt cá được làm bằng lưới của người Nam Bộ
  2. Dụng cụ đánh bắt hải sản ở biển
  3. Dụng cụ bắt tôm của người Nam Bộ
  4. Dụng cụ bắt rắn của người Nam Bộ

Câu 10: Người viết gọi cá linh là gì?

  1. Là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho người dân miền Tây vào mùa nước cạn
  2. B. Là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho người dân miền Trung vào mùa nước nổi
  3. Là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho người dân miền Tây vào mùa nước nổi
  4. Là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho người dân miền Bắc vào mùa nước nổi

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đâu là chi tiết cho thấy vào mùa nước nổi, cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long rất nhiều?

  1. Cá linh chế biến được rất nhiều món
  2. Người dân đặt dớn, mỗi ngày thu hoạch tới mấy giạ
  3. Chỉ cần ra sông vớt là được mấy giạ
  4. Cá linh sinh sản rất nhiều, nên chỉ cần muốn ăn là ra sông bắt quanh năm

Câu 2: Vì sao nói “Cá linh là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi”?

  1. Vì số lượng cá rất ít vào mùa nước nổi, tự “trôi” về đồng bằng sông Cửu Long
  2. Người dân mỗi ngày có thể thu hoạch đến mấy giạ
  3. Cá linh có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, nhất là cá linh kho
  4. Cá linh rất nguy hiểm, không thể ăn được.

Câu 3: Theo văn bản Món ngon mùa nước nổi, cảm xúc của người dân xa quê khi nghe đến canh chua cá linh là gì?

  1. Nỗi nhớ quê hương lại ùa về, ngập tràn kí ức
  2. Nỗi nhớ gia đình ùa về
  3. Nỗi nhớ bạn bè ùa về
  4. Kí ức tuổi thơ ùa về

Câu 4: Đâu không phải nguyên liệu được nhắc tới khi nấu canh chua cá linh?

  1. Bông điên điển nở rộ đầu mùa nước nổi.
  2. Rau muống và bông súng mọc đầy đồng
  3. C. Cá linh non để nguyên con, chỉ bỏ ruột
  4. D. Vài lát gừng đập dập, băm nhỏ

Câu 5:  Giọng điệu của người viết khi miêu tả món cá linh nấu canh chua là gì?

  1. Sắc lạnh, châm biếm
  2. Trầm tĩnh, u buồn
  3. Say mê, tự hào
  4. Hài hước, hóm hỉnh

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tình cảm của người viết dành cho món ăn dân dã cá linh là gì?

  1. Yêu mến, nhớ nhung
  2. Chán ghét, khinh bỉ
  3. Trung lập, không thể hiện cảm xúc
  4. Đồng cảm, xót xa

Câu 2: Qua văn bản Món ngon mùa nước nổi, em thấy được tình cảm gì của người viết?

  1. Tình yêu gia đình
  2. Tình yêu đôi lứa
  3. Tình yêu với quê hương, xứ sở
  4. Tình yêu với nghề nghiệp

Câu 3: Qua văn bản Món ngon mùa nước nổi, theo em, món ăn cá linh thực chất là biểu tượng cho điều gì?

  1. Sự giàu có, sung túc của người dân
  2. Sự giản dị, chất phác của người dân miền Tây
  3. Sự nguy hiểm của sông nước miền Tây.
  4. Sự nghèo nàn thủy sản của sông nước miền Tây

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Từ “đặc sản” có nghĩa là gì?

  1. Những sản vật, sản phẩm mang đặc điểm riêng có nguồn gốc từ một địa phương cụ thể
  2. Là những sản phẩm đặc biệt, ít người biết đến
  3. Là những sản phẩm, sản vật bình thường, không có nhiều nổi bật
  4. Là những sản vật, sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng

Câu 2: Theo em, chúng ta nên có thái độ như thế nào với quê hương, xứ sở?

  1. Lãng quên, quay lưng với quê hương xứ sở
  2. Phải có tình yêu với quê hương, xứ sở, luôn nhớ về nguồn cội dù có đi xa đến đâu
  3. Phải khai thác triệt để tài nguyên ở quê hương.
  4. Không nên gắn bó với quê hương, phải đi nơi khác sống.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay