Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 6 Viết: Viết đoạn kết bài cho bài văn miêu tả cây cối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 6 Viết: Viết đoạn kết bài cho bài văn miêu tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 6: MÓN NGON MÙA NƯỚC NỔI

VIẾT: VIẾT ĐOẠN KẾT BÀI CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Kết bài mở rộng của bài văn miêu tả cây cối là gì?

  1. Nêu tình cảm, cảm xúc của người viết
  2. Giới thiệu cây
  3. Nêu đặc điểm của cây
  4. Kể một câu chuyện có liên quan

Câu 2: Phần kết bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  1. Miêu tả thân của cây.
  2. Ấn tượng đặc biêt về cây.
  3. Miêu tả công dụng của cây
  4. Giới thiệu về loài cây đó

Câu 3: Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của người về cây cối được miêu tả có thể nằm ở phần nào?

  1. Mở bài.
  2. Thân bài.
  3. Kết bài.
  4. Mở đọan.

Câu 4: Có mấy cách kết bài?

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 1

Câu 5: Kết bài gồm những dạng nào?

  1. Kết bài khép kín
  2. Kết bài không mở rộng
  3. Kết bài trực tiếp
  4. Kết bài gián tiếp

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Những con phố cổ luôn có trong tâm tưởng của người Hà Nội. Và tự lúc nào, đầu mỗi con phố đều có một cây hoa sữa.

Những ngày hè nóng nực, cây như một chiếc ô xanh che mát cho mấy bác xích lô, những người khách bộ hành... Thân cây hoa sữa cao, mảnh dẻ nhưng sần sùi, thô ráp như có sự can thiệp cùa bàn tay khốc liệt là thời gian. Cành cây mảnh mai vươn dài xen lẫn trong đám lá xanh rì. Những chiếc lá nhỏ, dài mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng 5- 6 lá. Lá hoa sữa khá đặc biệt, mặt sau của lá không phải là màu xanh là màu trắng bàng bạc.

Hoa sữa nhỏ xinh, trắng ngà, kết với nhau thành từng chùm. Mỗi chùm hoa chỉ nhỏ bằng nắm tay tôi. Từ chùm hoa luôn toả ra mùi thơm ngây ngất. Hương của nó vừa quyến rũ lại vừa dịu êm, vừa thanh tao lại sang trọng như được tạo hoá ban tặng. Nếu ta đưa cả chùm hoa lên mũi ngửi thì sẽ thấy một mùi thơm sực nức. Nhưng nếu ngửi hương hoa trong không khí, trong gió nhẹ thoảng qua thì mùi thơm ấy lại mát dịu, dễ đi vào lòng người. Ông tôi thường bảo rằng: “Hoa sữa không có sắc đẹp nhưng nó có hương thơm say nồng, quyến rũ đến lạ kỳ mà khó loài hoa nào có được”. Có lẽ vì thế mà hoa sữa luôn gắn liền với đất Hà Thành, với con người Hà Nội. Hoa sữa tô điểm cho Hà Nội một vẻ đẹp đáng yêu. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.

Cây hoa sữa ấy đã qua bao mùa mưa nắng, vẫn sừng sừng, xanh tươi. Dưới gốc cây, em đã trải qua những ngày tháng vô tư, hồn nhiên và hạnh phúc. Làm sao quên được những trưa hè cùng bạn trốn ngủ trưa để ngồi kể chuyện. Những chiều tan học hối hả tập trung để cùng nhau chơi nhảy dây, trốn tìm. Rồi cả những sáng đứng chờ mẹ đi chợ về thấp thỏm, ngóng trông. Biết bao kỉ niệm đẹp ấy đều nhờ cây hoa sữa giữ hộ. Và em tin rằng cây sẽ còn xanh mãi, để lại cùng em lớn lên, viết tiếp những trang kỉ niệm mới.

Câu 1: Xác định kết bài của bài văn tả cây hoa sữa

  1. “Cây hoa sữa ấy đã …. viết tiếp những trang kỉ niệm mới”.
  2. “Những con phố cổ luôn … để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình”
  3. “Hoa sữa nhỏ xinh, trắng ngà … viết tiếp những trang kỉ niệm mới”
  4. “Những con phố cổ … viết tiếp những trang kỉ niệm mới”

Câu 2: Kết bài trong bài văn tả cây hoa sữa là dạng nào?

  1. Kết bài mở rộng
  2. Kết bài không mở rộng
  3. Kết bài gián tiếp
  4. Kết bài trực tiếp

 

Câu 3: Nội dung phần kết bài trong bài văn tả cây hoa sữa là gì?

  1. Nêu đặc điểm của hoa sữa
  2. Miêu tả hương thơm của hoa sữa
  3. Kể một câu chuyện về cây hoa sữa
  4. Nêu tình cảm, cảm xúc yêu mến, nhớ thương của người viết dành cho cây hoa sữa

Câu 4: Theo người viết, tình cảm của con người dành cho cây hoa sữa như thế nào?

  1. Người Hà Nội lãng quên cây hoa sữa.
  2. Người Hà Nội rất ghét cây hoa sữa
  3. Người Hà Nội, ai đi xa cũng để thương, để nhớ hoa sữa trong tâm hồn mình.
  4. Cây hoa sữa không có gì đặc biệt đối với con người

Câu 5: Giọng điệu của người viết khi miêu tả cây hoa sữa như thế nào?

  1. Thương cảm, xót xa
  2. Trầm tĩnh, sắc lạnh.
  3. Hồ hởi, phấn khở.
  4. Da diết, trìu mến.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là kết bài mở rộng?

  1. Người Hà Nội đi xa, luôn nhớ về mùi hương hoa sữa, nhớ về những đêm se se lạnh, dạo bước trên con đường Nguyễn Du thấy thật ấm lòng.
  2. Gốc cây bàng vô cùng vững chãi, nhờ có những chiếc rễ cây to như cổ tay, cắm sâu xuống lòng đất. Vì vậy, kể cả mưa bão lớn đến đâu, cây vẫn hiên ngang chống chọi.
  3. Tạo hóa đã ban tặng cho con người biết bao điều tuyệt đẹp như những cảnh sắc kỳ vĩ hay chỉ đơn giản là từng tiếng chim, sắc hoa, nhánh cây, ngọn cỏ,… Và trong đó cây tre luôn mang sức sống kỳ diệu nhất. Tre cùng Thánh Gióng chống lại giặc ngoại xâm. Tre ôm lấy làng quê che chắn từng luồng đạn của giặc. Tre đã gắn bó với con người Việt Nam từ bao đời nay, và nó vẫn sẽ bao bọc mãi làng quê ta.
  4. Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc giữa sân trường này như một hồi ức đẹp.

Câu 2: Đâu không phải kết bài mở rộng?

  1. Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
  2. Với những người xa nhà như tôi, mỗi khi đã quá mệt nhọc với cuộc sống này, bình yên nhất vẫn là nhớ về quê hương. Quê hương đẹp lắm, yên bình lắm, ấy là nơi gắn liền với cây đa, giếng nước, sân đình,… Làng tôi luôn có cây đa cổ thụ tôi thương, tôi nhớ nhiều lắm. Đó là nơi tuổi thơ tôi gắn bó, là bến đỗ chờ đợi tôi quay về sau mỗi chuyến đi xa.
  3. Trải qua những ngày mưa gió, những trưa nắng gắt, những đêm rét căm căm, cây khế vẫn xanh tươi, vẫn cho ra biết bao chùm quả ngọt. Hơn cả một cây trồng trong vườn, cây khế đã trở thành một người bạn tuổi thơ của em. Dù đi đâu, những kỉ niệm vui chơi dưới bóng mát cây khế em vẫn nhớ mãi. Em sẽ học ông cách chăm bón cây trồng, để có thể tự mình vun xới cho cây. Để cây sẽ mãi luôn xanh tươi, tỏa bóng mát trong góc vườn chờ em trở về.
  4. Khu vườn mỗi ngày lại thay đổi, mỗi mùa một sắc màu nhưng bao giờ cũng tươi xanh và tràn đầy sức sống. Tôi luôn tự hào về khu vườn của gia đình mình.

Câu 3:  Câu nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài văn miêu tả?

  1. Giới thiệu đối tượng và tả chi tiết.
  2. Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định
  3. Tả chi tiết đối tượng và nêu nhẫn xét
  4. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

“Tết tết tết đến rồi … Tết đến trong tim mọi người…”. Giai điệu rộn ràng ngày Tết quen thuộc vang lên khắp nẻo đường quê em. Và dường như những cánh đào phai nhà em cũng rung rinh nhảy múa theo điệu nhạc. Tết đến, trăm hoa đua nở, ngàn hoa khoe sắc thắm bởi thời điểm đó là mùa xuân, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Nhưng có lẽ, hoa đào vẫn là loài hoa em yêu thích nhất, một thứ hoa của miền Bắc Việt Nam.

Đào được trồng trong một chiếc chậu sứ to màu trắng đặt trước hiên nhà. Thân chậu có khắc dòng chữ xanh “Cung chúc tân niên” rất mềm mại và đẹp mắt. Cây đào cao khoảng một mét rưỡi. Các cây làm vườn đã vô cùng tài ba và khéo léo khi tạo cho đào có những nét uốn lượn như những chú rồng đang bay lên trời. Ông em bảo, đào có hình thù đó vừa nhìn đẹp mắt, lại như đón lộc vào nhà. Gốc đào to bằng cái cột lớn, màu nâu tía, hơi sần sùi. Từ gốc, cây đào được chia ra nhiều cành nhỏ, có những cành mập mạp, có những cành gầy guộc, có những cành thẳng tắp, cũng có những càng uốn lượn. Mỗi cành đều gắng đâm thẳng lên hoặc vươn ra để đón nắng ấm đón mưa nhẹ. Lá đào xanh mơn mởn, nhỏ như lá tre. Chắc hẳn vì màu xanh tươi này mà bao đời nay xuân của người Việt ta không thể thiếu đào.

Lúc mới đem về, cây đào còn nhiều nụ lắm. Nụ hoa như những đốm lửa xanh li ti trên đầu cành. Một ngày nọ, ông mặt trời mở mắt, gửi những tia nắng ấm ấp xuống đánh thức nụ hoa. Đốm lửa xanh giờ bung nở thành những bông hoa nhỏ xinh. Một ngày, rồi hai ngày, ba ngày, cả cây đào nở rộ. Hoa đào gồm năm cánh nhỏ màu hồng phai, xếp nối tiếp nhau tạo nên một bông hoa trông giống ngôi sao hồng. Giữa ngôi sao đặc biệt đó là nhụy hoa. Nhụy đào là những sợ nhỏ, dài màu vàng. Đài hoa be bé xinh xinh, nâng những cánh hoa mềm mại. Không chỉ đẹp mắt, hoa đào còn đem đến một mùi hương thơm nhè nhẹ, khó cưỡng.

Suốt mùa xuân, cây đào vẫn lặng lẽ nảy chồi, đâm lộc, lặng lẽ bung hoa, tỏa hương. Cây đào đem tới cho cảnh vật ngày xuân thật đẹp. Có lẽ, cây hoa đào chứa đựng những tinh túy của đất trời, của mưa phùn, của nắng mới nên cây mãi là loài cây không thể thiếu trong Tết cổ truyền dân tộc.

 

Câu 1: Nội dung của kết bài mở rộng trong bài văn trên là gì?

  1. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc và khẳng định tầm quan trọng của cây đào trong đời sống văn hóa của người Việt Nam
  2. Giới thiệu trực tiếp vào hoa đào
  3. Kể câu chuyện kỉ niệm tuổi thơ để giới thiệu hoa đào
  4. Miêu tả thân cây đào

Câu 2: Theo người viết, vai trò của hoa đào trong đời sống người Việt Nam là gì?

  1. Là thứ hoa không thể thiếu trong Tết cổ truyền Việt Nam
  2. Là người bạn thân thiết, đồng hành mọi thời điểm với người Việt
  3. Là loài cây đem lại kinh tế rất cao
  4. Là thứ hoa không được yêu thích nhất.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 6

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay