Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về thành phần chính của câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về thành phần chính của câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 3: DÒNG SÔNG MẶC ÁO

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?

  1. Ai (cái gì, con gì)?
  2. Ở đâu?
  3. Khi nào? 
  4. Vì sao?

Câu 2: Câu gồm mấy thành phần chính?

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 8

Câu 3: Xác định vị ngữ trong câu sau

Cậu ấy là một người tốt

  1. Một
  2. Cậu ấy
  3. Là một người tốt
  4. Một người tốt

Câu 4: Thành phần chính trong câu là gì?

  1. Chủ ngữ, danh từ.
  2. Chủ ngữ, vị ngữ.
  3. Vị ngữ, câu nghi vấn
  4. Chủ ngữ, trạng ngữ

Câu 5: Vai trò của vị ngữ là gì?

  1. Nêu người, vật được nói đến trong câu
  2. Giới thiệu hoặc nêu hoạt động, trạng thái của người, vật…
  3. Không quan trọng, có thể có hoặc không xuất hiện trong câu
  4. Nêu vị trí của sự vật

Câu 6: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn văn sau?

Mùa thu, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại. Trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam.

  1. “Mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền”, “mặt sông” là chủ ngữ, “đen sẫm lại”, “sáng màu ngọc lam” là vị ngữ.
  2. “Mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền”là chủ ngữ, “đen sẫm lại”, “mặt sông” là vị ngữ.
  3. “Mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền”là vị ngữ, “đen sẫm lại”, “mặt sông” là chủ ngữ.
  4. “Mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền”, “mặt sông” là chủ ngữ, “đen sẫm lại”, “sáng màu ngọc lam” là vị ngữ.

Câu 7: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn văn sau?

Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.

  1. “Cây gạo”, “cây” là chủ ngữ, “chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư”, “đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ” là vị ngữ
  2. “chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư”, “đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ” là chủ ngữ, “Cây gạo”, “cây” là vị ngữ
  3. “Cây gạo”, “đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ” là chủ ngữ, “cây”, “chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư” là vị ngữ
  4. Các câu trong đoạn khuyết thành phần chủ ngữ, “chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư” là vị ngữ

Câu 8: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau?

Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.

  1. “nền cát trắng tinh” là chủ ngữ, “mọc lên” là vị ngữ
  2. “những bông hoa tím” là chủ ngữ, “mọc lên” là vị ngữ
  3. “những bông hoa tím” là chủ ngữ, “đón đường bay của giặc” là vị ngữ
  4. “mọc lên” là chủ ngữ, “nơi ngực cô Mai” là vị ngữ

Câu 9: Chọn vị ngữ thích hợp cho chủ ngữ Những ngôi sao

  1. Đang lấp lánh trên bầu trời đêm
  2. Đang cháy rực cả một góc trời
  3. Đang bay lượn khắp các vòm cây
  4. Đang đằm mình dưới dòng sông

Câu 10: : Chọn chủ ngữ thích hợp cho vị ngữ “đang giảng bài rất say mê”

  1. Cô giáo dạy Toán của em
  2. Những bông hoa phượng
  3. Những chiếc ghế
  4. Bầu trời mùa thu

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Chủ ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao mạn thuyền

  1. Ai?
  2. Cái gì?
  3. Thế nào?
  4. Con gì?

Câu 2: Vị ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

  1. Cái gì?
  2. Ai?
  3. Làm gì?
  4. Thế nào?

 

Câu 3: Chủ ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.

  1. Cái gì?
  2. Ai?
  3. Làm gì?
  4. Con gì?

Câu 4: Vị ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

  1. Cái gì?
  2. Là gì?
  3. Làm gì?
  4. Thế nào?

Câu 5: Chủ ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Đột ngột và mau lẹ, bọ vẹ ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình, bám chặt lấy vỏ cây, rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.

  1. Ai?
  2. Làm gì?
  3. Thế nào?
  4. Ở đâu?

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Xác định vị ngữ trong đoạn văn sau

Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.

  1. “đằm vào ánh nắng ban trưa … một giấc ngủ chẳng chờ đợi” là vị ngữ
  2. “Mùi hương ngòn ngọt lúc đầu” là vị ngữ
  3. “khiến con người dễ sinh buồn ngủ … một giấc ngủ chẳng đợi chờ” là vị ngữ
  4. “để cho thứ cảm giác … một giấc ngủ chẳng đợi chờ” là vị ngữ

Câu 2: Xác định những chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn thơ sau

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

  1. “Lao xao làng chợ cá”, “Dắng dỏi” là chủ ngữ, “ngư phủ”, “cầm ve lầu tịch dương” là vị ngữ
  2. “Lao xao”, “cầm ve lầu tịch dương” là chủ ngữ, “chợ cá làng ngư phủ”, dắng dỏi là vị ngữ.
  3. “chợ cá làng ngư phủ”, “cầm ve lầu tịch dương” là chủ ngữ, “Lao xao”, “Dắng dỏi” là vị ngữ
  4. “Chợ cá làng ngư phủ” là chủ ngữ, “lao xao” là vị ngữ.

Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau

Vây quanh em một biển lúa vàng

  1. “Vây quanh em” là chủ ngữ, “một biển lúa vàng” là vị ngữ
  2. “Vây quanh em một biển lúa” là chủ ngữ, “vàng” là vị ngữ
  3. “một biển lúa” là chủ ngữ, “vàng” là vị ngữ
  4. “Một biển lúa vàng” là chủ ngữ, “vây quanh em” là vị ngữ

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Đâu không phải vị ngữ trong đoạn văn sau?

Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi. Ngày nay, bốn mươi ngôi nhà, cột gỗ kê đá tảng, nằm giữa các vườn hoa quả. Lòng tôi vẫn bồi hồi nhớ về ngày trước

  1. “Đã qua rồi”
  2. “Nằm giữa các vườn hoa quả”
  3. “bốn mươi ngôi nhà, cột gỗ kê đá tảng”.
  4. “bồi hồi nhớ về ngày trước”.

Câu 2: Đâu không phải chủ ngữ trong đoạn văn sau?

Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi. Ngày nay, bốn mươi ngôi nhà, cột gỗ kê đá tảng, nằm giữa các vườn hoa quả. Lòng tôi vẫn bồi hồi nhớ về ngày trước

  1. “cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi”
  2. “bốn mươi ngôi nhà, cột gỗ kê đá tảng”
  3. “Đã qua rồi”.
  4. “Lòng tôi”.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay