Trắc nghiệm bài 2 KNTT: Thông tin trong môi trường số

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Thông tin trong môi trường số. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

CHỦ ĐỀ 2: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

BÀI 2: THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Thông tin kĩ thuật số là

  1. Nguồn thông tin số khổng lồ, phổ dụng nhất hiện nay.
  2. Thông tin được thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.
  3. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi.
  4. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.

Câu 2: Internet là

  1. Nguồn thông tin số khổng lồ, phổ dụng nhất hiện nay.
  2. Thông tin được thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.
  3. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi.
  4. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.

Câu 3: Đặc điểm của thông tin trên Internet là?

  1. A. Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú.
  2. Thường xuyên được cập nhật; có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.
  3. Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy.
  4. Cả ba đặc điểm trên.

Câu 4: Em hãy chọn phương án ghép đúng.

Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,........

  1. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
  2. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
  3. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
  4. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.

Câu 5: Thông tin số có những đặc điểm chính là?

  1. Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa bỏ hoàn toàn.
  2. Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép.
  3. Cả A và B.
  4. Đáp án khác.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

  1. Nhiều người có thể truy cập đồng thời.
  2. Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.
  3. Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.
  4. Có thể truy cập từ xa.

 

Câu 7: Một số yếu tố nhận biết độ tin cậy của thông tin gồm

  1. tác giả, nguồn thông tin.
  2. mục đích, tính cập nhật của bài viết.
  3. trích dẫn nguồn thông tin trong bài viết.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 8: Thông tin đáng tin cậy giúp em điều gì?

  1. Đưa ra kết luận đúng.
  2. Quyết định hành động đúng.
  3. Giải quyết được các vấn đề được đặt ra
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 9: Dưới đây là mô tả của yếu tố nào?

Người cung cấp thông tin, có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết.

  1. tính bản quyền.
  2. tác giả.
  3. độ tin cậy.
  4. Cả 3 đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Thông tin không đáng tin cậy có thể là?

Máy tính ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn bởi vì:

  1. Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối.
  2. Thông tin đồn thổi, dẫn em đến kết luận thiếu căn cứ.
  3. Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Xác định nguồn thông tin là?

  1. Thẩm quyền và uy tín của tổ chức hay cá nhân cung cấp thông tin ảnh hưởng đến giá trị và độ tin cậy của thông tin.
  2. Những kết luận không có chứng cứ, cũng giống như những ý kiến mang tính chất cá nhân nên có độ tin cậy rất thấp.
  3. Cả A và B.

Câu 3: Học sinh ở cuối năm học lớp 9 thường cần tìm hiểu thông tin tuyển sinh vào lớp 10. Giữa thông tin tìm được từ hai nguồn sau đây, thông tin nào đáng tin cậy hơn?

  1. Internet.
  2. Thông báo chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương.

Câu 4: Theo em, trong hoạt động thường xuyên hằng ngày, các tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) sử dụng thông tin từ nguồn nào sau đây?

  1. Từ kết quả tìm kiếm trên Internet.
  2. Từ một cá nhân nào đó trên mạng.
  3. Từ dữ liệu được thu thập và quản trị bởi các tổ chức đó.

Câu 5: Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất?

  1. Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh.
  2. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  3. Hướng dẫn của một người giỏi Tin học.
  4. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.

Câu 6: Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở châu Phi, nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy nhất?

  1. Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó.
  2. Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ.
  3. Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá châu Phi.
  4. Nguồn tin từ diễn đàn bóng đá Việt Nam.

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Vì sao nói thời điểm công bố thông tin quan trọng?

  1. vì nó đánh dấu một sự kiện xảy ra.
  2. vì nó cho biết thông tin đó có tin cậy hay không.
  3. Vì nó quyết định thông tin có còn ý nghĩa không hay đỡ trở nên lỗi thời.
  4. Đáp án khác.

Câu 2: Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là không đáng tin cậy?

  1. Thông tin trên website có tên miền là .gov.
  2. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.
  3. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.
  4. D. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay