Trắc nghiệm bài 5 KNTT: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi
Xem: => Giáo án tin học 8 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌCBÀI 5: SỬ DỤNG BẢNG TÍNH GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN THỰC TẾA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Phần mềm bảng Excel có mấy địa chỉ ô tính?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 2: Phần mềm Excel có các loại địa chỉ ô tính nào?
- Địa chỉ tương đối.
- Địa chỉ tuyệt đối.
- Địa chỉ hỗn hợp.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Địa chỉ tuyệt đối khác địa chỉ tương đối ở đâu?
- A. Địa chỉ tuyệt đối không thay đổi khi sao chép công thức.
- Địa chỉ tuyệt đối có dấu $ trước tên cột và tên hàng.
- Cả A và B.
Câu 4: Điền vào chỗ (...).
Khi sao chép công thức, địa chỉ của ô tính trong công thức ..................... tương ứng với sự thay đổi của địa chỉ ô tính chứa công thức.
Địa chỉ ô tính (bao gồm ..........................., địa chỉ hàng) có thể thay đổi khi sao chép công thức gọi là .........................
- thay đổi / địa chỉ cột / địa chỉ tương đối.
- thay đổi / địa chỉ cột / địa chỉ tuyệt đối.
- địa chỉ cột / thay đổi / địa chỉ tương đối.
- địa chỉ cột / thay đổi / địa chỉ tuyệt đối.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây sai?
- Địa chỉ tương đối là địa chỉ không có dấu $ được thêm vào trước tên cột và tên hàng.
- Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ ô tính có dấu $ được thêm vào trước tên cột và tên hàng.
- Địa chỉ hỗn hợp là địa chỉ ô tính có dấu $ chỉ được thêm vào trước tên cột hoặc tên hàng.
- Chỉ có hai loại địa chỉ ô tính là địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối.
Câu 6: Cách nhập kí hiệu $ cho địa chỉ tuyệt đối là?
- Gõ kí hiệu $ từ bàn phím khi nhập địa chỉ ô.
- Sau khi nhập địa chỉ tương đối, nhấn phím F4 để chuyển thành địa chỉ tuyệt đối.
- Sau khi nhập địa chỉ tương đối, nhấn phím F2 để chuyển thành địa chỉ tuyệt đối.
- Thực hiện được theo cả hai cách A và B.
Câu 7: Địa chỉ tuyệt đối có thay đổi sau khi sao chép công thức không?
- Có.
- Không.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Theo em, bảng tính bạn Khoa tạo ra ở Hình 5.1 cần bổ sung thông tin gì?
- Sản phẩm.
- Đơn giá.
- Số lượt mua.
- Doanh thu.
Câu 2: Dựa vào thông tin mà bạn Khoa đã lưu trữ trong bảng tính ở Hình 5.1, em hãy viết công thức để tính “Doanh thu” của phần mềm “Quản lí thời gian” dựa trên “Đơn giá” và “Số lượt mua”.
- C4*D4
- =C4*D4
- :=C4+D4
- =C4/D4
Câu 3: Nếu sao chép công thức từ ô E4 đến các ô E6, E7, E8 và E9 thì công thức trong các ô đó có thay đổi không?
- Thay đổi.
- Không thay đổi.
Câu 4: Em hãy nhập công thức để tính Doanh thu của công ti cho phần mềm Quản lí thời gian vào ô F4, biết rằng
Doanh thu công ti = Doanh thu * Tỉ lệ (được lưu ở ô F2)
- =E4*F2
- =E4*$F2
- =E4*$F$2
- =F4*70%
Câu 5: Trong Hình 5.3, công thức tại ô F5 là =E5*$F$2. Sao chép công thức này đến ô F6, kết quả sao chép là gì?
- =E6*F3
- =E6*$F$2
- =$E$6*F3
- =$E$6*$F$2
Câu 6: Em hãy nhập công thức để tính Tổng số ca của Bùi Đình An vào ô E4.
- =C4*D4
- C4+D4
- =C4+D4
- =C4*$D$4
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Em hãy chọn phương án đúng.
Công thức tại ô C1 là =A1*B1. Sao chép công thức trong ô C1 vào ô E2 thì công thức tại ô E2 sau khi sao chép là?
- =C1*D2
- =C2*D1
- =C2*D2
- =B2*C2
Câu 2: Hình 5 là bảng tính được lập để tính tiền lãi gửi ngân hàng. Cách tính tiền lãi như sau.
Tiền lãi = Tiền gốc Lãi suất Số tháng.
Nhập công thức nào sau đây vào ô tính B5 để khi sao chép đến tất cả các ô tính trong khối ô tính B6:B10, C5:D10 vẫn cho kết quả đúng.
- =A3*B$4*$A5
- =A3*$B4*A$5
- =$A3*B$4*$A5
- D. =$A$3*B$4*$A5