Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Năm nào Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình đi tìm đường cứu nước?
A. 1900
B. 1911
C. 1920
D. 1930
Câu 2: Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều châu lục để làm gì?
A. Kiếm sống và tìm hiểu thực tiễn
B. Du lịch
C. Học tập
D. Tham gia chiến tranh
Câu 3: Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và trở thành lãnh đạo của tổ chức nào?
A. Hội Liên hiệp thuộc địa
B. Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp
C. Đảng Cộng sản Pháp
D. Mặt trận Việt Minh
Câu 4: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương nào của Lê-nin?
A. Luận cương về cách mạng vô sản
B. Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
C. Luận cương về chủ nghĩa xã hội
D. Luận cương về cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 5: Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập tổ chức nào vào tháng 12-1920?
A. Đảng Cộng sản Pháp
B. Quốc tế Cộng sản
C. Hội Liên hiệp thuộc địa
D. Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 6: Nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là gì?
A. Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp
B. Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa tư bản
C. Giải phóng giai cấp gắn với chủ nghĩa xã hội
D. Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa thực dân
Câu 7: Năm nào Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập?
A. 1920
B. 1925
C. 1930
D. 1945
Câu 8: Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được phát động vào năm nào?
A. 2000
B. 2006
C. 2010
D. 2015
Câu 9: Tác phẩm nào không phải là nguồn cảm hứng từ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn học?
A. Sáng tháng Năm
B. Búp sen xanh
C. Người đi tìm hình của nước
D. Đất rừng phương Nam
Câu 10: Hồ Chí Minh đã để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về:
A. Kinh tế
B. Tư tưởng, văn hoá
C. Khoa học
D. Quân sự
Câu 11: Tượng đài hoặc đường phố mang tên Hồ Chí Minh có ở những nước nào?
A. Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la
B. Mỹ, Anh, Pháp
C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ
D. Tất cả các nước trên
Câu 12: Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam tưởng niệm qua hình thức nào?
A. Xây dựng bảo tàng, nhà lưu niệm
B. Tổ chức lễ hội
C. Xuất bản sách
D. Tất cả các hình thức trên
Câu 13: Trong những năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã làm việc trong lĩnh vực nào để kiếm sống và đồng thời hoạt động cách mạng?
A. Đầu bếp
B. Phóng viên báo chí
C. Giáo viên
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: Chỉ thị số 06/CT TW được ban hành vào năm nào?
A. 2000
B. 2006
C. 2010
D. 2015
Câu 15: Hồ Chí Minh được sinh ra trong hoàn cảnh gia đình:
A. Nhà nho yêu nước
B. Gia đình phong kiến
C. Gia đình tư sản
D. Gia đình công nhân
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn tư liệu sau:
“Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối, ngày 5-6-1911 Nguyễn Ái Quốc đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới hữu hiệu hơn. Nhưng khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỉ hướng về Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi quay về giúp đồng bào mình”. Trong nhiều năm sau đó Người đã đi qua nhiều nước khác nhau Ở các đại lục Á, Âu, Phi, Mĩ đã phảo làm nhiều nghề rửa bát, dọn tàu, quét rác để sống và học tập. Nhờ đó Người hiểu rằng “ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo và độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bị bóc lột dã man”
(Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, NXBGD, Tập 2, tr242-243)
a) Đoạn tư liệu trên nói về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
b) Đây là quá trình Người hiểu được chân lý bạn thù.
c) Điểm giống nhau trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX là đều có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước.
d) Điểm giống nhau trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX là đều có quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước phương Tây.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)
a) Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.
b) Việc Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã mở ra cơ hội mới trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước.
c) Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lê-nin.
d) Cụm từ “đây là còn đường giải phóng chúng ta!” trong đoạn tư liệu trên chính là con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................