Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa
A. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
C. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế.
D. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng tư sản.
Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 trong bối cảnh nào?
A. Nước ta sạch bóng quân thù.
B. Quân Đồng minh chưa tiến vào Đông Dương.
C. Nước ta có một chính phủ hợp hiến.
D. Nhân dân ta đã giành được chính quyền.
Câu 3: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
B. Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
D. Chuẩn bị điều kiện để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 trong bối cảnh nào?
A. Nước ta sạch bóng quân thù.
B. Quân Đồng minh chưa tiến vào Đông Dương.
C. Nước ta có một chính phủ hợp hiến.
D. Nhân dân ta đã giành được chính quyền.
Câu 5: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ? Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Câu nói đó của Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
A. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh 19-12-1946.
B. Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh ngày 17-7-1966.
C. Thư chúc tết đầu xuân 1969.
D. Bản Di chúc của Hồ Chí Minh được công bố tại lễ truy điệu Người ngày 9-9-1969.
Câu 6: Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?
A. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.
B. Khảo sát trên một phạm vi rộng.
C. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lí.
D. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực tế để tiếp cận chân lí.
Câu 7: Trong những năm 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đâu?
A. Pháp.
B. Trung Quốc.
C. Liên Xô.
D. Việt Nam
Câu 8: Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
A. Tháng 7-1982.
B. Tháng 9-1942.
C. Tháng 6-1982.
D. Tháng 8-1942.
Câu 9: Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
B. Gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920).
Câu 10: Việc Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
B. Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác.
C. Giúp Nguyễn Ái Quốc thấy được mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?
A. Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
B. Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
C. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
D. Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 12: Sự kiện nào sau đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
B. Nguyễn Ái quốc hoàn thành lớp đào tạo cán bộ (1927).
C. Ba tổ chức cộng sản của Việt Nam được thành lập (1929).
D. Đảng viên Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa (1929).
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1946?
A. Giải quyết bạn đói, nạn dốt và chống thù trong giặc ngoài.
B. Chủ động thiết lập mối liên hệ và tranh thủ sự ủng hộ của Liên hợp quốc, các nước Đồng minh về nền độc lập của Việt Nam.
C. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
D. Khởi xướng và thực hiện sách lược “hòa để tiến”.
Câu 14: Để tiếp tục kéo dài thời gian hòa bình, tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. kí Hiệp ước Hoa – Pháp.
B. kí Hiệp định Sơ bộ.
C. kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. kí bản Tạm ước.
Câu 15: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi... Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin...” được trích trong
A. Đường Kách mệnh.
B. Báo Người cùng khổ.
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đầu năm 1927, một cuốn sách mỏng với nhan đề là “Đường Kách mệnh” được “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông” xuất bản,... Cuốn sách tóm tắt những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam... Nếu trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc thẳng tay vạch trần những tội ác của đế quốc Pháp trong những lãnh thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn “Đường Kách mệnh ”, Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc”.
(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1985, tr.142)
a) Cuốn Đường Kách mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc).
b) Cùng với báo Thanh niên, cuốn sách Đường Kách mệnh về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
c) Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và cuốn Đường Kách mệnh đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, phục vụ cho hoạt động cách mạng.
d) Trong cuốn Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu vạch ra phương hướng, con đường cụ thể để giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“…Trung ương đã quyết định cần tích cực chuẩn bị cho cuộc họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội đại biểu. Bác [Hồ Chí Minh] giục chuẩn bị cho kịp họp hai hội nghị quan trọng này từ tháng 7… Giữa lúc công việc bộn bề như thế, Bác bỗng bị mệt…. Lúc nào tỉnh, Bác chỉ nói chuyện tình hình: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
(Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr.129 – 130)
a) Đoạn tư liệu ghi nhận vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc chớp thời cơ, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945.
b) Hồ Chí Minh xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc từ khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
c) Thời cơ của Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được tính từ khi Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945).
d) Bối cảnh nổ ra cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có sự đan xen giữa thời cơ và nguy cơ.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................