Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều Ôn tập Bài 10, 11, 12 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 10, 11, 12. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 10 + 11 + 12

Câu 1: Chế độ hôn nhân của nước ta là?

  • A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.
  • B. Bình đẳng, một vợ một chồng.
  • C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng.
  • D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.

Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?

  • A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
  • B. Luật Trẻ em.
  • C. Luật lao động.
  • D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Câu 3: Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?

  • A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
  • B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.
  • C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
  • D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em.

Câu 4: Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ chồng vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì ?

  • A. Con cái bất hiếu với cha mẹ.
  • B. Con cái yêu thương cha mẹ.
  • C. Con cái không tôn trọng cha mẹ.
  • D. Con cái tôn trọng cha mẹ.

Câu 5: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Lên án, phê phán, tố cáo.
  • B. Nêu gương.
  • C. Học làm theo.
  • D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Câu 6: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”

Nguyên nhân nào dẫn tới hành vi của bố mẹ M?

  • A. Do thiếu hiểu biết, mê tín
  • B. Do hoàn cảnh khó khăn
  • C. Do trạm y tế ở xa
  • D. Cả A và B.

Câu 7: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”

Hành vi của bố mẹ M có thể gây ra hậu quả gì?

  • A. Không gây ra hậu quả gì.
  • B. Làm cho những đứa trẻ trở nên bị ám ảnh bởi hình ảnh của thầy cúng.
  • C. Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con mình và gây tổn thất về kinh tế.
  • D. Cả B và C.

Câu 8: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”

Nếu là M, em sẽ làm gì để ngăn cản hành vi của bố mẹ?

  • A. Em không ngăn cản vì đó là một hành vi đúng đắn, thực tiễn.
  • B. Em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu để không tin vào thầy cúng mà nên đưa các em nhỏ đi đến các sơ sở y tế để khám chữa bệnh.
  • C. Em sẽ bảo bố mẹ phải yêu cầu thấy cúng xuất trình giấy phép hành nghề.
  • D. Cả B và C.

Câu 9: “Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.”

Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn thất về kinh tế và phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  • B. Em sẽ bảo các bạn là phải kiếm chỗ nào kín kín không thì người ta phát hiện ra người ta báo công an thì chết.
  • C. Em sẽ vào đánh cùng và ăn hết tiền của các bạn đó.
  • D. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu là sách GDCD 7 dạy là không nên chơi cờ bạc.

Câu 10: Theo em, hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

  • A. Tổ chức đá bóng
  • B. Cá độ chơi game
  • C. Xem bói
  • D. Tụ tập hút heroin

Câu 11: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Cho trẻ em sử dụng rượu bia.
  • C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
  • B. Cung cấp các dịch vụ học tập.
  • D. Tham gia các hoạt động văn hoá.

Câu 12: Ta không nên đồng tính với ý kiến nào sau đây?

  • A. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn dân.
  • B. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, chỉ cần nhắc nhở để mọi người thay đổi hành vi.
  • C. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
  • D. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, nên thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn.

Câu 13: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào mua bán trái phép chất ma tuý thì bị phạt tù trong thời gian bao lâu?

  • A. 1 đến 5 năm
  • B. 2 đến 7 năm
  • C. 3 đến 9 năm
  • D. 4 đến 11 năm

Câu 14: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003?

  • A. Mua dâm.
  • B. Môi giới mại dâm.
  • C. Bán dâm.
  • D. Tố cáo hoạt động mại dâm.

Câu 15: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021?

  • A. Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
  • B. Hỗ trợ người nghiện ma tuý.
  • C. Mua bán trái phép chất ma tuý.
  • D. Xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Câu 16: Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội là gì?

  • A. Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.
  • B. Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.
  • C. Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Cho đoạn thông tin sau:

“Trong thời gian qua, chủng loại ma tuý đang thay đổi hàng ngày, với hàng trăm hoạt chất khác nhau. Độc tính của ma tuý phá hoại sức khoẻ của trẻ em, có trường hợp chỉ 13 tuổi, 14 tuổi nhưng thường xuyên rối loạn tâm thần, hoang tưởng, rối loạn nhịp tim,... như người nghiện lâu năm.

Thống kê gần đây cho thấy, trong số hơn 235 000 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lí của cả nước, dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, nếu tính đến độ tuổi 35 thì tỉ lệ này thậm chí lên đến 76%.

Trong số những người sử dụng trái phép chất ma tuý, khoảng 60% người sử dụng ma tuý lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Đặc biệt ngày nay với sự xuất hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại, giá thành ngày càng rẻ, dễ cất giấu, sử dụng, tính độc hại cao của ma tuý tổng hợp, nhiều em 13–14 tuổi đã sử dụng ma tuý.

Các loại ma tuý tổng hợp ngày càng đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, dễ sử dụng, vì thế chúng len lỏi vào học đường dưới những cái tên mĩ miều, gây tò mò. Đồng thời, các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karaoke, vũ trường,... phát triển nhanh chóng, nên số lượng người sử dụng ma tuý là thanh thiếu niên ngày càng tăng. Các loại ma tuý tổng hợp thường trở nên kích thích hơn khi sử dụng kèm với rượu, bia trong môi trường âm nhạc mạnh, nên các quán bar, karaoke, vũ trường thường là nơi các đối tượng và thanh thiếu niên lợi dụng để tổ chức, sử dụng trái phép ma tuý.”

Qua đoạn thông tin trên, ta thấy nghiện ma tuý để lại những hậu quả gì cho trẻ em?

  • A. Khiến cho trẻ em tiếp cận được đến những nơi độc hại như vũ trường, quán bar, karaoke, tiếp cận với những con người tàn ác,…
  • B. Làm cho trẻ em bỏ bê học hành, chỉ tập trung vào hút chích ma tuý, dẫn đến tổn thương về tinh thần.
  • C. Phá hoại sức khoẻ của trẻ em, thường xuyên khiến trẻ em bị rối loạn tâm thần, hoang tưởng, rối loạn nhịp tim,...
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Đọc đoạn thông tin ở câu 1 phần Vận dụng. Qua đoạn thông tin, ta thấy nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ em nghiện ma tuý?

  • A. Ma tuý tổng hợp xuất hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại, giá thành ngày càng rẻ, dễ cất giấu, sử dụng, tính độc hại cao
  • B. Ma tuý tổng hợp len lỏi vào học đường dưới những cái tên mĩ miều, gây tò mò.
  • C. Các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karaoke, vũ trường,... phát triển nhanh chóng
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Đọc đoạn thông tin ở câu 1 phần Vận dụng. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn ma tuý xâm nhập vào học đường hiện nay?

  • A. Chúng ta cần xây dựng một môi trường học tập, vui chơi bổ ích, không để các em bị dụ dỗ, lôi kéo vào những thứ vô bổ.
  • B. Các cơ quan chức năng cần làm mạnh mẽ hơn trong việc phát hiện, truy bắt những kẻ buôn bán, tàng trữ ma tuý.
  • C. Chúng ta cần cho học sinh thử nghiệm với ma tuý để họ thấy được sự độc hại của ma tuý.
  • D. Cả A và B.

Câu 20: “Do không có tiền ăn chơi, dù còn đang là một học sinh nhưng V đã chấp nhận bán dâm cho khách theo lời môi giới của bà Y và bị bắt ép uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá. Đồng thời, bà Y còn đề nghị V lôi kéo thêm những người bạn của mình tham gia vào đường dây mại dâm. Vì được chia hoa hồng nên V đã dụ dỗ bạn L (15 tuổi) thực hiện hành vi bán dâm cho anh N.”

Dưới đây các hành vi vi phạm pháp luật của V và bà Y về phòng, chống tệ nạn xã hội. Ý nào không đúng?

  • A. Bà Y môi giới mại dâm.
  • B. Bà Y dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia hoạt động mại dâm.
  • C. V bán dâm.
  • D. V môi giới mại dâm.

Câu 21: “Con ốm, nhưng chị M lại không đưa con đến bệnh viện khám chữa, mà lại tin ông X là thầy cúng trong làng. Mỗi lần cúng, ông X lại yêu cầu chị M đưa 10 triệu đồng, nhưng con chị vẫn không khỏi. Để lấy tiền cúng cho con, anh P là chồng chị M đã tổ chức đánh bạc nên đã bị công an bắt giữ.”

Em hãy liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của ông X, anh P.

  • A. Hành nghề mê tín dị đoạn, đánh bạc.
  • B. Chữa bệnh bằng tâm linh, mở sòng bạc.
  • C. Hãm hại người khác, trốn tránh công an
  • D. Họ không vi phạm pháp luật.

Câu 22: “Con ốm, nhưng chị M lại không đưa con đến bệnh viện khám chữa, mà lại tin ông X là thầy cúng trong làng. Mỗi lần cúng, ông X lại yêu cầu chị M đưa 10 triệu đồng, nhưng con chị vẫn không khỏi. Để lấy tiền cúng cho con, anh P là chồng chị M đã tổ chức đánh bạc nên đã bị công an bắt giữ.”

Các hành vi của ông X và anh P sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • A. Ông X sẽ bị phạt tiền (nặng hơn là cả đi tù), anh P vừa bị phạt tiền vừa phải đi tù.
  • B. Ông X sẽ bị phạt tiền, anh P bị phạt tiền (nặng hơn là cả đi tù)
  • C. Cả hai sẽ bị phạt tiền.
  • D. Cả hai không bị xử phạt.

Câu 23: “Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe doạ và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.”

Theo em, hành vi của D có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?

  • A. Có vì D rủ rê, lôi kép, ép buộc người khác tham gia đánh bạc.
  • B. Có vì D tham gia đánh bạc và rủ rê, lôi kép, ép buộc người khác tham gia đánh bạc.
  • C. Không vì D không gây thương tích gì cho K.
  • D. Không vì pháp luật không có quy định nào về việc rủ rê người khác đánh bạc.

Câu 24: “Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe doạ và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.”

Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ làm gì để không mắc vào tệ nạn cờ bạc?

  • A. Em sẽ nhờ sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô, gia đình hoặc các cơ quan chức năng.
  • B. Em sẽ phản kháng bằng cách đánh trả, nếu bị thương thì D sẽ không dám tiếp tục ép buộc nữa.
  • C. Em sẽ vào chơi và chơi thắng tất cả.
  • D. Cờ bạc không được nhà nước quy định là một tệ nạn.

Câu 25: “Một buổi tối khi đến nhà bạn, Lan cùng các bạn đã nhìn thấy một đám thanh niên tụ tập hút ma tuý. Về nhà, Lan đã quyết định chia sẻ điều đó với bố mẹ. Sau khi đã hỏi kĩ về hành vi của đám thanh niên, bố mẹ Lan đã đến báo cho công an xã.”

Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của Lan và gia đình?

  • A. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là không phù hợp vì làm thế chỉ khiến cho những người hút ma tuý khác tăng cường cảnh giác.
  • B. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là không phù hợp vì sẽ khiến cho Lan và gia đình bị mọi người thù ghét.
  • C. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là đúng, thể hiện rõ trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • D. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là đúng, nó góp phần tăng cường tình trạng hút chích ma tuý.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay