Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều Ôn tập Bài 7, 8, 9 (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 7, 8, 9. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP BÀI 7 + 8 + 9
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn bản sau: "Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập."
- A. Bạo lực gia đình.
- B. Bạo hành trẻ em.
- C. Bạo lực học đường.
- D. Ngược đãi trẻ em.
Câu 2: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là gì?
- A. Đánh đập.
- B. Quan tâm.
- C. Sẻ chia.
- D. Cảm thông.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?
- A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.
- B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
- C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
- D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kĩ luật.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?
- A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
- B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai là những biểu hiện của bạo lực học đường.
- C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
- D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
Câu 5: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?
- A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
- B. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
- C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
- D. Tác động từ các game có tính bạo lực.
Câu 6: Để phòng, chống bạo lực học đường, pháp luật nước ta quy định:
- A. Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường và người khác
- B. Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng
- C. Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường; phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa, can thiệp kịp thời và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh trước các hành vi bạo lực học đường.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Đâu không phải một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?
- A. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- B. Thành lập hội nhóm, chèo kéo, o ép những người khác không phục tùng.
- C. Thân thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
- D. Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.
Câu 8: Đâu là một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?
- A. Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu lầm, xích mích nhỏ.
- B. Khi bị ai đó bạo lực, cần phải cương quyết đánh trả, không thể để cho nó thắng thế.
- C. Tìm hiểu, tích cực tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.
- D. Tập tham gia vào các tệ nạn xã hội để hiểu thêm về thế giới bên ngoài.
Câu 9: Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh không được phép:
- A. Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
- B. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
- C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
- D. Chạy về nhà, mang theo súng đạn, dao kiếm để trả thù cho hả giận.
Câu 10: Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:
- A. Gọi số điện thoại đường dây nóng gọi xe cấp cứu 115.
- B. Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
- C. Khi chứng kiến bạo lực học đường, cần lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
- D. Tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.
Câu 11: Bạo lực học đường là hành vi như thế nào?
- A. Là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
- B. Là hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
- C. Là hành vi cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Đâu không phải là một biểu hiện của bạo lực học đường?
- A. Vu khống, đổ lỗi cho người khác.
- B. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập
- C. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
- D. Chiếm đoạt, huỷ hoại gây tổn thất tài sản của người khác.
Câu 13: Sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe doạ, ép buộc người khác làm theo ý mình là biểu hiện của:
- A. Hành vi bạo lực thể chất
- B. Hành vi bạo lực về tinh thần
- C. Hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản
- D. Hành vi bạo lực trực tuyến
Câu 14: Đâu là một nguyên nhân chủ quan của bạo lực học đường?
- A. Những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
- B. Trong lớp có một bạn nào đó có năng lực học tập vượt trội
- C. Những kích thích từ môn Giáo dục công dân.
- D. Sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
Câu 15: Đâu là một nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường?
- A. Sự suy đồi của hệ thống chính trị và tình hình kinh tế.
- B. Sự vượt trội về mặt thể chất của một số học sinh
- C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình
- D. Tính cách nông nổi, bồng bột.
Câu 16: “Gia đình Tô không được hạnh phúc. Bố mẹ cậu thường xuyên xảy ra cãi vã. Mỗi lần như vậy Tô cảm thấy rất chán nản, cậu thường bỏ nhà ra cửa hàng chơi game online. Có lần cậu ở lì tại cửa hàng 3 ngày chỉ ăn bánh mì và mì tôm cho qua bữa.”
Em nhận xét gì về việc Tô bỏ nhà và chơi game online mỗi khi bố mẹ cãi nhau? Em có lời khuyên gì cho bạn trong tình huống trên?
- A. Tình huống không hợp lí: làm gì có chuyện một học sinh lớp 7 có thể ra ngoài quán net chơi mấy ngày mấy đêm mà bố mẹ không đi tìm. Nếu ở một gia đình như vậy thì Tô cũng chẳng làm gì hơn được.
- B. Việc làm của Tô là hợp lí. Cuộc sống của con người không thể nào ở trong trạng thái căng thẳng được. Chơi game như vậy là một hình thức ứng phó với căng thẳng rất tốt. Tô nên phát huy.
- C. Việc làm của Tô là không phù hợp. Việc làm đó thể hiện sự bất hiếu, không giúp đỡ bố mẹ, những người đã sinh ra mình, khi gặp khó khăn. Tô nên dùng số tiền đi chơi game để mua cái gì đó cho bố mẹ.
- D. Việc làm của Tô là không nên. Việc làm đó thể hiện sự né tránh và vấn đề sẽ mãi không thể được giải quyết. Tô nên khuyên can hay tìm sự trợ giúp ở người khác khi thấy bố mẹ cãi nhau, đồng thời thường xuyên nói chuyện với họ để tìm cách giải quyết vấn đề.
Câu 17: “Theo thống kê vào đầu tháng 6/2021 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương (Hà Nội), trong số những người có biểu hiện tâm lí bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.
Đang là một học sinh chăm chỉ học hành, bạn T.H (học sinh lớp 7) bỗng trở nên chán học, học không tập trung, thường ngủ gục,... kể từ khi em chuyển sang học online. Bạn cũng ít nói chuyện với ông bà, cha mẹ như trước. Hay như tình trạng của bạn Nh, trải qua thời kì dài học online do dịch bệnh, lần đầu tiên trải nghiệm, bạn háo hức được mấy ngày đầu. Sau đó, ngày nào bạn cũng than chán, mệt và không thích học. Ngược lại, S (học sinh lớp 8) thì lại dành quá nhiều thời gian học và làm bài tập trên máy tính khiến đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng, mắt kém do tiếp xúc với máy tính nhiều, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí. Gần như bạn ở lì trong phòng riêng với máy tính cả ngày, tính nết trở nên lặng lẽ, dễ cáu kỉnh.”
Qua những câu chuyện trên, theo em, học sinh có thể làm gì để ứng phó với tâm lí căng thẳng khi học online?
- A. Học sinh cần sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để chống lại căng thẳng, thuốc mắt để làm tăng thị lực, tránh mỏi mắt. Học sinh cũng cần tìm những thú vui mới để tránh sự nhàm chán của việc học online.
- B. Học sinh có thể nghỉ học một vài hôm nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản để lấy lại tinh thần.
- C. Trong giờ học, học sinh nên đề nghị thầy cô cho hoạt động nhiều hơn, ví dụ như thảo luận, hát, kể chuyện hài,… tránh tình trạng chỉ ngồi lì nghe giảng. Ngoài giờ học thì cần giảm thiểu thời gian ngồi trước máy tính, thay vào đó là nói chuyện, vui chơi với các thành viên trong gia đình.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: “Có ý kiến cho rằng, để ứng phó với tâm lí căng thẳng, mỗi người cần có một sở thích, đam mê để theo đuổi, bởi nó giúp con người tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, tránh được những suy nghĩ việc làm tiêu cực.”
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
- A. Đồng ý vì làm như vậy giúp con người giảm thiểu được những tác hại, ảnh hưởng do căng thẳng gây ra.
- B. Đồng ý vì làm như vậy thể hiện trong ta cái khí phách anh hùng, không thể vì những chuyện nhỏ nhặt mà quên đi việc lớn.
- C. Không đồng ý vì đó chỉ là một sự né tránh và vấn đề vẫn còn đó, không thể giải quyết. Vấn đề vẫn sẽ làm ta căng thẳng.
- D. Cả A và B.
Câu 19: Suy nghĩ của ai trong những tình huống dưới đây là đúng?
- A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ
- B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.
- C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.
- D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.
Câu 20: Câu tục ngữ “Giận quá mất khôn” cho em bài học gì về ứng phó với căng thẳng tâm lí?
- A. Không nên chơi với con giận vì loài vật này có thể khiến chúng ta mất đi sự khôn ngoan vốn có.
- B. Sự tức giận khi vượt quá sự thông minh sẽ khiến cho ta lầm đường, lạc lối vì vậy hãy bớt giận, nóng nảy và cần cân bằng lối sống.
- C. Tức giận quá sẽ khiến ta căng thẳng, rối trí và từ đó làm cho ta không có được những suy nghĩ sáng suốt như khi ở trạng thái bình thường.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 21: Hành vi “Véo tai, giật tóc một bạn khi đang nô đùa” có phải là bạo lực học đường không?
- A. Có vì đây là hành vi hành hạ, ngược đãi người khác.
- B. Có vì đây là hành vi vừa gây tổn hại về mặt thể xác, vừa gây tổn hại về tinh thần cho người bị bạo lực.
- C. Không vì đây chỉ là hành vi trong lúc nô đùa, không gây ra sự tổn hại về thể chất hay tinh thần.
- D. Không vì đây là một hành vi phạm pháp luật, chứ không phải chỉ ở mức bạo lực học đường.
Câu 22: “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.”
Ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên?
- A. K
- B. C
- C. Cả K và C.
- D. Không có ai.
Câu 23: “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.”
Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường trong tình huống trên là gì?
- A. Sự thiếu hụt các kĩ năng sống khi xảy ra biến cố cuộc sống dẫn đến thiếu tự chủ, thiếu kiểm soát cảm xúc.
- B. Do học sinh lớp 7 luôn có tính cách mạnh mẽ, hiếu thắng, luôn muốn đánh bại người khác.
- C. Cả A và B.
- D. Tình huống không phải là bạo lực học đường.
Câu 24: Đọc tình huống ở câu 1 phần Vận dụng. Theo em, trong trường hợp này H phải ứng phó như thế nào để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp?
- A. H không bị bạo lực học đường trong trường hợp này.
- B. H nên báo cho thầy cô về việc làm không đúng của bạn học.
- C. H nên báo cáo sai phạm của bài đăng đó trên Facebook.
- D. Cả B và C.
Câu 25: “Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chê N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm.”
Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N?
- A. Đó là những hành vi mang tính trêu đùa nhưng có hơi thái quá.
- B. Đó là những hành vi mang tính bạo lực nhưng họ chỉ là những đứa trẻ chưa hiểu chuyện. Hơn nữa, không có lửa thì sao có khói, chính bản thân N cũng đã làm những điều sai trái.
- C. Đó là những hành vi bạo lực học đường, gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần cho N. Đó là những hành vi đáng chê trách.
- D. Đó là những hành vi bạo lực học đường, làm cho đối tượng bị bạo lực mất năng lực phản kháng. Đó là những hành vi có thể đẩy một người đến chỗ chết.
=> Giáo án công dân 7 cánh diều bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng (3 tiết)