Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời Ôn tập Bài 7, 8, 9 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 7, 8, 9. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7 + 8 + 9

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?

  • A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.
  • B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.
  • C. Ma túy, mại dâm.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 2: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

  • A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.
  • B. Cảnh cáo.
  • C. Phạt tù.
  • D. Khuyên răn.

Câu 3: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

  • A. 12 năm.
  • B. 13 năm.
  • C. 14 năm.
  • D. 15 năm

 

Câu 4: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

  • A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
  • B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • D. Từ đủ 20 tuổi trở lên   

Câu 5: Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

  • A. Tệ nạn xã hội.
  • B. Vi phạm pháp luật.
  • C. Vi phạm đạo đức.
  • D. Vi phạm quy chế.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm

  • A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
  • B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
  • C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.
  • D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.

Câu 7: Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào

  • A. Lạc hậu.
  • B. Bao dung.
  • C. Hà tiện.
  • D. Phung phí, hư hỏng.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm

  • A. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức.
  • B. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu bản thân.
  • C. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết.
  • D. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian.

Câu 9: Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến vấn đề gì

  • A. Tiết kiệm.
  • B. Trung thực, thẳng thắn.
  • C. Cần cù, siêng năng.
  • D. Lãng phí, thừa thãi.

Câu 10: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền

  • A. Còn người thì còn của.
  • B. Của chợ trả chợ.
  • C. Thắt lưng buộc bụng.
  • D. Của thiên trả địa.

Câu 11: Người chưa thành niên có hành vi gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người khác mà không có khả năng nộp phạt và khắc phục hậu quả thì ai là người thực hiện nghĩa vụ thay

  • A. Chưa thành niên nên không không bị phạt tiền.
  • B. Cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
  • C. Không có tiền thì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt và khắc phục hậu quả.
  • D. Cả ba đáp án trên đều sai.

 

Câu 12: Người có cử chỉ, lời nói thô bạo, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây

  • A. 700.000 đ đến 1.000.000 đ
  • B. 100.000 đ đến 300.000 đ.
  • C. 200.000 đ đến 500.000 đ
  • D. 500.000 đ đến 700.000 đ

Câu 13: Hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây

  • A. 500.000 đ đến 1.200.000 đ
  • B. 1.000.000 đ đến 1.200.000 đ
  • C. 500.000 đ đến 1.000.000 đ.
  • D. 2000.000 đ đến 3.000.000 đ.

 

Câu 14: Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong tình huống sau

Khi em vi phạm kỉ luật ở trường, cô giáo yêu cầu em đưa giấy mời phụ huynh đến để trao đổi.

  • A. Đưa giấy mời cho bố mẹ và chủ động trình bày lỗi của mình với bố mẹ.
  • B. Nhờ anh, chị em hoặc người thân quen đưa giấy mời cho bố mẹ.
  • C. Khóc lóc, lo lắng, không biết làm như thế nào vì sợ nếu biết, bố mẹ sẽ la mắng.
  • D. Giấu giấy mời đi và không nói với bố mẹ.

Câu 15: Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong tình huống sau

Khi học lực của em chỉ ở mức vừa phải nhưng bố mẹ lại mong muốn em đạt học sinh giỏi và đứng đầu lớp, em cảm thấy rất áp lực.

  • A. Cố gắng học bằng mọi cách để đạt được điều bố mẹ mong muốn, kì vọng ở mình.
  • B. Không để tâm đến mong muốn của bố mẹ và cứ học bình thường.
  • C. Đặt mục tiêu phù hợp và tìm cơ hội để bày tỏ nguyện vọng của mình với bố mẹ.
  • D. Chán nản vì cho rằng bố mẹ chỉ quan tâm đến thành tích mà không hiểu và quan tâm mình.

Câu 16:  M đang là học sinh cuối cấp, áp lực thi cử thi vào trường công lập khiến M cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ cáu gắt, nhiều lần M bỏ trốn tiết đi chơi để giải tỏa căng thẳng. Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì

  • A. Nói chuyện M trốn học với bộ mẹ M.
  • B. Nói chuyện, chia sẻ và động viên M cố gắng đi học đầy đủ.
  • C. Mặc kệ không quan tâm.
  • D. Nói xấu M trước mặt bạn bè.

Câu 17: Đâu không phải nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

  • A. Chi tiêu hợp lí.
  • B. Gửi tiền ở ngân hàng.
  • C. Tiết kiệm thường xuyên.
  • D. Tăng nguồn thu.

Câu 18: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây

  • A. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.
  • B. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
  • C. Thu gom phế liệu.
  • D.  Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

Câu 19: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh không nên thực hiện hoạt động nào dưới đây

  • A. Gia tăng sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán.
  • B. Cộng tác với một số tờ báo, tranh tin điện tử tuổi học trò để viết tin, bài.
  • C. Thu gom phế liệu.
  • D. Lấy trộm tiền của các bạn học khác. 

 

Câu 20: Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là

  • A. Hạn chế mua sắm, chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
  • B. Chi tiêu hợp lí, gửi tiền cho cha mẹ và tăng nguồn thu.
  • C. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
  • D.  Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

 

Câu 21: Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm

  • A. Tiết kiệm tiền.
  • B. Quản lí tiền.
  • C. Chỉ tiêu tiền.
  • D. Phung phí tiền.

Câu 22: Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
  • D. Tất cả các quyền trên.

Câu 23:  Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây

  • A. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
  • B. Bộ luật hình sự năm 2015.
  • C. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.
  • D. Bộ luật lao động năm 2020.

Câu 24: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

  • A. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
  • B. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
  • C. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
  • D. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 25: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức

  • A. Chia sẻ.
  • B. Thông cảm.
  • C. Tự lập.
  • D. Trách nhiệm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay