Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 8_văn bản 2_nghệ thuật truyền thống của người Việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 2_nghệ thuật truyền thống của người Việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 8: THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN

VĂN BẢN 2: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Các ý được nêu ra trong phần các yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt là gì?

A. Tôn giáo và sự thống nhất văn hoá

B. Phật giáo và giáo lí

C. Nho giáo và cách đối nhân xử thế

D. Đạo giáo và bầu trời, địa ngục

Câu 2: Các ý được nêu ra trong phần việc bảo tồn các di sản nghệ thuật là gì?

A. Sự mất mát và những tiếc nuối.

B. Năng lực bảo vệ di sản nghệ thuật

C. Tính kế thừa truyền thống và từ nước ngoài

D. Sự mất mát và những chứng cứ còn lại.

Câu 3: Các ý được nêu ra trong phần thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là gì?

A. Coi trọng tinh thần

B. Coi trọng tinh thần, hoà nhập vật chất

C. Coi trọng vật chất, ưu tiên sáng tạo

D. Cả B và C.

Câu 4: Các ý được nêu ra trong phần một số loại hình nghệ thuật Việt là gì?

A. Hội hoạ

B. Kiến trúc và điêu khắc

C. Chầu văn

D. Cả A và C.

Câu 5: Ai là tác giả của văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt”?

A. Nguyễn Đổng Chi

B. Trần Ngọc Thêm

C. Nguyễn Văn Huyên

D. Trần Quốc Vượng

Câu 6: Văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt” được trích từ cuốn sách nào?

A. Nghệ thuật học Việt Nam

B. Văn minh Việt Nam

C. Lịch sử văn minh Việt Nam

D. Lịch sử Việt Nam

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Có thể thấy qua những thông tin trong văn bản, tác giả ngầm thể hiện điều gì?

A. Những giá trị văn hoá hiện hữu trong đời sống con người Việt Nam.

B. Thái độ khẳng định, tự hào với truyền thống lâu đời, giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam.

C. Giá trị kinh tế cùng giá trị nhân văn, tinh thần của các sản phẩm nghệ thuật của Việt Nam

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Mục đích viết của tác giả trong văn bản là gì?

A. Khẳng định tình trạng nghệ thuật dân tộc đang bị xói mòn cần phải được bảo vệ gấp.

B. Khẳng định những giá trị cốt lõi và những điểm mấu chốt để đưa nghệ thuật vào phát triển kinh tế, phục vụ xã hội.

C. Khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là một ý chính trong văn bản?

A. Một số loại hình nghệ thuật

B. Nghệ thuật và mạng xã hội

C. Nghệ thuật cổ truyền và nghệ thuật tân tiến

D. Nghệ thuật và sự phát triển kinh tế

Câu 4: Yếu tố nào được sử dụng trong chi tiết “đồ nữ trang được chế tác với một sự tinh tế và đa dạng vô song”?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 5: Yếu tố nào được sử dụng trong chi tiết “Nghệ thuật đúc đồng phát triển ở một số vùng của Việt Nam, ngay từ những thế kỉ đầu Công lịch”?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 6: Yếu tố nào được sử dụng trong chi tiết “nóc nhà, cột cổng, bình phong đều được trang trí với những màu sắc tươi tắn, nhiều khi sặc sỡ nhưng hài hoà với các màu sắc của phong cảnh, sự rực rợ của ánh sáng”?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tại sao nói dụng ý khẳng định, tự hào với truyền thống lâu đời, giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống của tác giả được bộc lộ ngay từ đầu văn bản?

A. Vì ngay ở câu đầu, tác giả đã khẳng định “nghệ thuật, hơn những lĩnh vực khác, là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân.

B. Vì ngày ở phần đầu tác giả đã liệt kê ra những đặc điểm thể hiện sự tự hào của tác giả với truyền thống nghệ thuật.

C. Vì ngay ở phần đầu tác giả đã chỉ ra rằng nghệ thuật phải nhằm thể hiện tinh thần mới là nghệ thuật chân chính.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Dụng ý khẳng định, tự hào với truyền thống lâu đời, giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật truyền thống của tác giả cũng được thể hiện xuyên suốt trong các đoạn văn và được lặp đi lặp lại trong nhiều câu văn. Câu văn nào sau đây không thể hiện mạnh mẽ điều đó?

A. Đồ nữ trang được chế tác với một sự tinh tế và đa dạng vô song.

B. Các tấm bia Lam Sơn, các lăng tẩm ở Huế, pho tượng Trấn Vũ lớn bằng đồng ở Hà Nội, các ngôi chùa Phật Tích, Bút Tháp thanh tao,… là những chứng cứ đáng tin cậy về đỉnh cao mà kĩ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã đạt đến.

C. Nhưng những nghệ sĩ có tài đã biết cách, trong những giới hạn đó, tạo cho các mô típ cổ truyền một sức mạnh trong và một chiều sâu làm cho tác phẩm của họ trở thành độc đáo.

D. Mặt khác, đề phòng những trận gió mạnh cũng như cơn mưa trút nước, người ta làm những mái hạ thấp lè tè thành một khối chắc khoẻ, đè nặng lên các cột.

Câu 3: Yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong văn bản?

A. Giúp thể hiện một cách cụ thể, sinh động vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của nghệ thuật Việt.

B. Giúp thể hiện sự vĩ đại của các sự kiện lịch sử gắn với nghệ thuật dân gian.

C. Giúp bố cục của văn bản trở nên gọn gàng và thanh thoát.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Yếu tố biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản?

A. Giúp thể hiện một thái độ tự hào, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp và truyền thống lâu đời của văn hoá Việt.

B. Làm tăng cường những yếu tố tả thực về các sản phẩm nghệ thuật.

C. Giúp cho những quan điểm tác giả đưa ra thêm phần gợi cảm.

D. Cả B và C.

Câu 5: Yếu tố nghị luận có tác dụng gì trong văn bản?

A. Giúp luận điểm được triển khai chặt chẽ, chủ quan, mang tính thượng tôn pháp luật.

B. Giúp đưa ra những lập luận, chứng cứ khách quan, giàu sức thuyết phục về sự tồn tại lâu đời của văn hoá Việt.

C. Giúp cho các yếu tố miêu tả và biểu cảm có sức hút cao hơn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Sự kết hợp của ba yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận có tác dụng gì trong văn bản?

A. Tác động tới lí trí người đọc.

B. Khơi gợi tưởng tượng, cảm xúc của người đọc.

C. Làm gia tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong bối cảnh xã hội thuộc địa, mục đích viết của tác giả trong văn bản có ý nghĩa gì?

A. Nâng cao ý thức giữ gìn nghệ thuật, văn hoá dân tộc truyền thống, tránh bị các mạng xã hội làm xoá nhoà.

B. Thể hiện ý chí quyết tiến, quyết thắng của dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

C. Đó là sự đối thoại, thậm chí là kháng cự lại luận thuyết về khai hoá văn minh của người Pháp.

D. Cả B và C.

Câu 2: Cách đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản có gì đáng chú ý?

A. Tác giả cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết để làm rõ thông tin chính.

B. Tác giả thường giới thiệu khái quát những đặc điểm chính của từng đối tượng, trước khi trình bày những chi tiết cụ thể

C. Ngoài việc trình bày một cách khách quan thông tin, tác giả còn kín đáo thể hiện thái độ đánh giá của mình với đối tượng.

D. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 2 - Nghệ thuật truyền thống của người việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay