Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 9_văn bản 2_con đường không chọn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9_văn bản 2_con đường không chọn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: HÀNH TRANG CUỘC SỐNG

VĂN BẢN 2: CON ĐƯỜNG KHÔNG CHỌN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Tác phẩm “Con đường không chọn” của nhà văn nước nào?

A. Mỹ

B. Pháp

C. Brazil

D. Việt Nam

Câu 2: Tác giả của “Con đường không chọn” là ai?

A. Rô-bớt Phờ-rớt

B. Bunin

C. Puskin

D. Morrison

Câu 3: Tác giả sinh năm bao nhiêu?

A. 1945

B. 1946

C. 1948

D. 1874

Câu 4:  Phương thức biểu đạt của tác phẩm?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Giá trị nội dung của tác phẩm?

A. Bài thơ gửi gắm thông điệp trong cuộc sống

B. Mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn quan trọng

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 6: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

A. Hình ảnh ẩn dụ sâu sắc hấp dẫn.

B. Ngôn ngữ thơ thấm thía, giàu sức gợi

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 7: Nội dung phần 1?

A. Hai lối rẽ

B. Sự lựa chọn lỗi đi của nhân vật trữ tình.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nội dung phần 2?

A. Hai lối rẽ

B. Sự lựa chọn lỗi đi của nhân vật trữ tình.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Nhan đề bài thơ?

A. Thể hiện sự nuối tiếc về sự lựa chọn của mình

B. Sự hối tiếc khi mơ hồ phỏng đoán về con đường không được lựa chọn.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?

A. Con người "đồng dạng" của tác giả

B. Người kể

C. Tác giả

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?

A. Hai lối rẽ được miêu tả là đều ở rừng lá vàng

B. Cỏ rậm phủ khắp mặt đường nhưng đôi chỗ đều đã thấy dấu mòn

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 5:  Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

A. Lối rẽ ít người đi

B. Lối rẽ nhiều người đi

C. Lối rẽ không ai đi

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là “Con đường không chọn” mà không phải là “Con đường tôi chọn” hay “Con đường ít người đi”?

A. Con đường và nhân vật trữ tình trong bài thơ đều là hình ảnh ẩn dụ

B. Nếu đặt tên là Con đường tôi chọn, người đọc sẽ có cảm nhận bài thơ mang tính cá nhân mà không phổ quát.

C. Nhan đề Con đường không chọn tạo được ấn tượng, làm cho người đọc tò mò, đồng thời tạo tính gợi cho nội dung bài thơ, như một cách thể hiện tình cảm, cảm xúc với con đường mà mình cũng rất muốn chọn, rất muốn đi nhưng đã không chọn nó.

D. Cả 3 đáp án trên

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: “Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ có thể xem là ẩn dụ về điều gì?

A. Về đường đời, về những khúc ngoặt mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có lúc phải chọn.

B. Về những định hướng trong tương lai của mỗi người.

C. Về mối quan hệ giữa cuộc sống và những lựa chọn trong tương lai của mỗi người.

D. Cả B và C.

Câu 2: Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì?

A. Con đường không chọn

B. Con đường đã chọn

C. Con đường muốn đi

D. Ngã rẽ cuộc đời

Câu 3: Hình ảnh trung tâm được nhân vật trữ tình nhắc đến nhiều lần trong bài thơ. Lần nào không đúng?

A. Lần thứ nhất, được nhắc trong sự phân vân khi con đường đang đi trong rừng bỗng mở trước mặt hai lối rẽ.

B. Lần thứ hai, được nhắc trong sự dằn vặt với chính bản thân rằng một ngày nào đó mình sẽ bước chân trên con đường này.

C. Lần thứ ba, được nhắc trong dự cảm rằng lời tự hứa sẽ khó thực hiện.

D. Lần thứ tư, được nhắc trong sự hồi nhớ về quyết định ban đầu – cái quyết định đã làm nên số phận của một con người.

Câu 4: Từ hình ảnh trung tâm, bài thơ gợi lên một vấn đề mang tính phổ quát. Vấn đề đó là gì?

A. Cuộc đời mỗi người sẽ được tạo hoá ban tặng cho những con đường để đi và thực tế mà nói thì Thượng đế đã chỉ định ra con đường mà ta nên đi.

B. Cuộc đời mỗi người luôn phụ thuộc vào những lựa chọn, nhưng cách lựa chọn, những điều chi phối sự lựa chọn luôn là một câu đố, một bí mật.

C. Mỗi con đường dẫn đến những ước mơ khác nhau, cái quan trọng là mỗi người phải dám đi trên đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Vì sao nhân vật trữ tình (“tôi” – kẻ lữ hành) lại phân vân trước hai lối rẽ của con đường trong rừng thu?

A. Hai lối rẽ quá giống nhau: đều có “vệt mòn”, dẫn tới đâu không rõ, đều ngập lá vàng trong “sáng ấy” và trên các “thảm lá” mà “chưa chân ai hằn dấu thẫm”.

B. Nhân vật trữ tình chưa có một định hướng rõ rệt, để khi đưa ra quyết định sau cùng, anh chỉ biết dựa vào một “thôi thúc” mơ hồ, cảm tính.

C. Nhân vật trữ tình bị một ma lực nào đó thôi thúc mà chính anh ta cũng không thể giải thích tại sao.

D. Cả A và B.

Câu 6: Qua hồi lâu lưỡng lự, việc chọn đi theo lối rẽ sau (theo thứ tự trần thuật) không khiến nhân vật trữ tình hoàn toàn yên tâm. Nhiều dấu hiệu, chi tiết trong hai khổ cuối của bài thơ nói lên điều này. Chi tiết nào dưới đây là không đúng?

A. “Tôi” vẫn muốn một ngày nào đó được đi trên con đường đã không chọn lúc ban đầu.

B. “Tôi” chỉ sợ có điều kiện thực hiện cuộc lựa chọn lần hai, nhưng một khi lựa chọn thì lựa chọn đó có thể đẩy đời người vào một thứ mê cung phức tạp, rắc rối.

C. “Tôi” không ngăn được tiếng “thở dài”, vì bên trong dường như có chút tiếc nuối.

D. “Tôi” nhắc đến sự “khác biệt” của đời mình không phải với cảm xúc tự hào, hãnh diện.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Ở ba dòng sau của khổ thơ thứ ba, ngay khi vừa mới nói lời hẹn ước (cũng là nỗi mong ước), nhân vật trữ tình đã lập tức bộc lộ cảm giác thiếu tin tưởng về “kế hoạch” do chính mình đặt ra. Một trong những lí do dẫn tới điều này có thể là:

A. Nhân vật trữ tình dự cảm được những phức tạp của cuộc đời – nhân tố cản trở mỗi người có thể làm được điều dự định (hình ảnh “đường nối đường” nói lên sự đan cài ngược xuôi bộn bề của những hướng đi hay những khả năng lựa chọn mà người ta không dễ làm chủ).

B. Nhận vật trữ tình có những suy xét rằng nếu cứ đi tiếp trên con đường đã chọn thì cũng chưa chắc đã đến được đích mà nếu giờ quay lại đi lối kia thì sợ không kịp.

C. Nhân vật trữ tình muốn tạo nên những lối đi tắt ngay từ con đường mà anh ta đã chọn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nhìn chung, qua khổ thơ thứ ba, nhân vật trữ tình tự thể hiện mình là một con người như thế nào?

A. Ưa thích mạo hiểm, không chùn bước trên mọi con đường mà anh ta đã chọn.

B. Nhạy cảm, hay nghĩ ngợi, hiểu được sự bất toàn của mọi lựa chọn trong đời nhưng lại hơi thiếu tính quyết đoán

C. Có ý chí quyết tâm cao độ và sẵn sàng chấp nhận thất bại vì dù có thất bại thì trải nghiệm đó cũng cho con người ta niềm vui.

D. Cả B và C

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay