Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 10: Văn Bản 1: Vẻ Đẹp Giản Dị Và Chân Thật Của Quê Nội (Võ Quảng)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Văn Bản 1: Vẻ Đẹp Giản Dị Và Chân Thật Của Quê Nội (Võ Quảng). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: TRANG SÁCH VÀ CUỘC SỐNG

VĂN BẢN 1: VẺ ĐẸP GIẢN DỊ VÀ CHÂN THẬT CỦA QUÊ NỘI (VÕ QUẢNG)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là gì?

A. Đưa ra các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

B. Cung cấp đúng sự thật đối với toàn bộ thông tin, trong văn bản không mang tính chất hư cấu như văn nghị luận, miêu tả, tự sự,…

C. Trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

D. Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho ý kiến hoặc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Câu 2: Tác giả văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội" là ai?

A. Nguyễn Vĩnh Nguyên

B. Nguyễn Thùy Dung

C. Nguyễn Minh Hiền

D. Trần Thanh Địch

Câu 3: Quê của tác giả văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội" là ở đâu?

A. Thừa Thiên - Huế

B. Bắc Ninh

C. Ninh Thuận

D. Bình Thuận

Câu 4: Nghề nghiệp của tác giả văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội" là gì?

A. Nhà báo

B. Nhà văn

C. Nhà phê bình

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 5: Tác giả văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội" có nhiều tác phẩm dành cho nhóm đối tượng nào?

A. Thanh niên

B. Cao tuổi

C. Sinh viên

D. Thiếu nhi

Câu 6: Một số tác phẩm của tác giả văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội" bao gồm:

A. Đôi tai mèo

B. Thay màu cho xác chết

C. Một cần câu

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 7: Thể loại của văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội" là gì?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Truyện ngắn

D. Truyện cổ tích

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Xuất xứ của văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội" là:

A. Bàn về văn học thiếu nhi

B. Đôi tai mèo

C. Thay màu cho xác chết

D. Một cần câu

Câu 2: Cuốn "Bàn về văn học thiếu nhi", xuất bản năm nào?

A. 1982

B. 1983

C. 1984

D. 1985

Câu 3: Nhan đề văn bản do ai đặt?

A. Tác giả

B. Tổng biên tập

C. Người biên soạn

D. Giám đốc nhà xuất bản

Câu 4: Phương thức biểu đạt của văn bản "Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội" là gì?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 5: Có thể chia bố cục văn bản thành mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?

A. Lập luận chặt chẽ, logic, rành mạch.

B. Lối viết cuốn hút, thể hiện rõ quan điểm cá nhân.

C. Cách so sánh hấp dẫn.

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong tác phẩm "Quê nội” của Võ Quảng, người viết tập trung bàn luận về:

A. Nội dung của câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

B. Vai trò của vai "tôi" trong tác phẩm.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Trong tác phẩm "Quê nội” của Võ Quảng, để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung của tác phẩm?

A. Những câu chuyện xoay quanh khung cảnh quê hương vào buổi sáng.

B. Những câu chuyện xoay quanh khung cảnh quê hương vào buổi chiều và cảnh chiến tranh.

C. Những câu chuyện xảy ra trong khung cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.

D. Những câu chuyện xoay quanh khung cảnh quê hương vào buổi tối.

Câu 3: Trong tác phẩm "Quê nội” của Võ Quảng, để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm?

A. Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.

B. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 4: Căn cứ vào đâu mà em xác định được vấn đề, ý kiến của tác giả?

A. Nội dung văn bản

B. Nhan đề

C. Nhan đề, nội dung văn bản

D. Chú thích

Câu 5: Mục đích viết của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là gì?

A. Làm sáng tỏ tất cả các vấn đề về tác phẩm đó.

B. Làm sáng tỏ một nhan đề tác phẩm đó.

C. Làm sáng rõ nhan đề tác phẩm đó.

D. Làm sáng tỏ một vấn đề về tác phẩm đó.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hãy tìm những lí lẽ được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội.

A. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh con sông.

B. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

C. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh đồng quê.

D. Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh làng xóm.

Câu 2: Bằng chứng nào được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội?

A. Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.

B. Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.

C. Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay