Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 10: Văn Bản 2: Mon Và Mên Đang Ở Đâu?
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Văn Bản 2: Mon Và Mên Đang Ở Đâu?. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 10: TRANG SÁCH VÀ CUỘC SỐNGVĂN BẢN 2: MON VÀ MÊN ĐANG Ở ĐÂU?
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Bầy chim chìa vôi đã bay đi đâu?
A. Bay đến dòng sông khác.
B. Bay về rừng.
C. Bay đến nơi rất xa, nơi thiên nhiên không bị tàn phá, nơi mà chúng có thể sinh sống.
D. Ba đến nơi ấm áp.
Câu 2: Khi nào bầy chim chìa vôi trở về?
A. Khi thời tiết ấm lên
B. Khi thiên nhiên được bảo vệ
C. Khi trời mưa bão
D. Khi nước rút
Câu 3: Văn bản là do ai sáng tác?
A. Nguyễn Vĩnh Nguyên
B. Nguyễn Quang Thiều
C. Trần Thanh Địch
D. Nguyễn Minh Hiền
Câu 4: Văn bản "Mon và Mên đang ở đâu?" trích từ đâu?
A. Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ.
B. Tạp chí điện tử.
C. Báo hoa học trò.
D. Báo Sức khỏe & Đời sống.
Câu 5: Tác phẩm của tác giả Nguyễn Quang Thiều bao gồm:
A. Bí mật hồ cá thần
B. Truyện thiếu nhi
C. Con quỷ gỗ
D. Tất cả những trên đều đúng
Câu 6: Cậu bé phỏng vấn tác giả khi nào?
A. Một buổi sáng mùa hè
B. Một buổi sáng mùa đông
C. Một buổi sáng mùa xuân
D. Một buổi sáng mùa thu
Câu 7: Cậu bé gọi tác giả là gì?
A. Chú Thiều
B. Chú
C. Anh Thiều
D. Bác Thiều
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Tác giả và hai anh em Mon, Mên sinh ra và lớn lên ở đâu?
A. Ngôi làng ven bờ sông Hồng
B. Ngôi làng ven bờ sông Cả
C. Ngôi làng ven bờ sông Đáy
D. Ngôi làng ven bờ sông Gianh
Câu 2: Mon và Mên có phải tên thật?
A. Phải
B. Không phải
Câu 3: Lũ trẻ thường bàn luận về bầy chim chìa vôi ở đâu?
A. Bãi sông
B. Ngọn cây
C. Cánh đồng
D. Nóc nhà
Câu 4: Ở làng của Mên và Mon những con chim chìa vôi lần đầu đập cánh bay lên trời khi nào?
A. Khi trời mưa.
B. Khi vòng vây của nước ập vào phần cuối cùng của bãi cát.
C. Khi nước lên.
D. Khi sấm nổ.
Câu 5: Mon và Mên đưa được con thuyền đưa được con đò về chỗ cũ là khi nào?
A. Lúc tối muộn.
B. Lúc trời chập tối.
C. Lúc trời sáng.
D. Lúc trời tang tảng sáng.
Câu 6: Sau khi chứng kiến cảnh bầy chim non bay, hai đứa nhỏ trong vô thức đã:
A. Khóc lúc nào không hay.
B. Buồn rầu vì không còn được nhìn lũ chim nữa.
C. Cười lúc nào không hay.
D. Reo hò theo từng nhịp đập cánh của lũ chim non.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Cậu bé - người "phỏng vấn" tác giả - ngạc nhiên vì điều gì?
A. Vì tác giả thích bầy chìa vôi.
B. Vì tác giả biết được trong đêm mưa, Mon và Mên đã lo nghĩ cho bầy chìa vôi.
C. Vì tác giả biết bầy chìa vôi ở đâu.
D. Vì tác giả ghét bầy chìa vôi.
Câu 2: Cậu bé cho rằng tác giả đã ở cùng ai trong đêm hôm đó?
A. Mon và Mên
B. Bố mẹ
C. Cậu bé
D. Ông bà
Câu 3: Cậu bé đã hỏi tác giả cái gì?
A. Hỏi tại sao tác giả không đi cùng Mon, Mên và ngăn cản họ.
B. Hỏi tại sao tác giả lại biết mọi thứ.
C. Hỏi tại sao tác giả không khuyên Mon và Mên.
D. Hỏi tác gải vì sao bỏ đi.
Câu 4: Ngoài Mon và Mên, ai là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi?
A. Bố mẹ
B. Người lớn trong làng
C. Ông nội
D. Lũ trẻ trong làng
Câu 5: Mon và Mên đang ở đâu?
A. Trong kí ức của cậu bé
B. Trong kí ức của nhà văn và độc giả
C. Trong kí ức của tác giả
D. Trong kí ức của lũ trẻ trong làng
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Mon và Mên là ai trong mối quan hệ với nhà văn - tác giả truyện ngắn "Bầy chim chìa vôi"?
A. Là bạn cùng lứa tuổi với nhà văn - tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi.
B. Là em họ nhà văn - tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi.
C. Là em ruột nhà văn - tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi.
D. Là anh nhà văn - tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi.
Câu 2: Vì sao nhà văn khẳng định rằng "tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non"?
A. Vì lũ chim non là do bọn trẻ nuôi.
B. Vì lũ chim non là bạn của bọn trẻ.
C. Vì lũ chim non là điều bọn trẻ quan tâm nhất lúc đó, lũ trẻ đã nói về bầy chim chìa vôi non ở ngoài bãi sông, nên trong đêm mưa, lũ trẻ sẽ lo nghĩ cho bầy chim.
D. Vì bọn trẻ luôn muốn bắt lũ chim non.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thách thức thứ hai: từ ý tưởng đến sản phẩm