Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thách thức thứ hai: từ ý tưởng đến sản phẩm

Giáo án tiết: Thách thức thứ hai: từ ý tưởng đến sản phẩm sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thách thức thứ hai: từ ý tưởng đến sản phẩm

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức cả năm

Ngày soạn:……./…../……

Ngày dạy:……./…../…..

GIAI ĐOẠN 2: THỰC HIỆN DỰ ÁN

VIẾT

TIẾT…: THÁCH THỨC THỨ HAI: TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN SẢN PHẨM

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS phát huy năng lực, sở trường của bản thân trong việc lựa chọn 1 trong 3 họat  động đã được gợi ý trong SHS và hoàn thành:

+ Tóm tắt một câu chuyện theo hình thức truyện tranh

+ Kể lại câu chuyện đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc thơ năm chữ.

+ Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học em yêu thích trong cuốn sách đã đọc.

  1. Năng lực.
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành 1 trong 3 đề bài.

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng tóm tắt câu chuyện, kể lại câu chuyện và viết bài văn phân tích nhân vật.

  1. Phẩm chất:

- HS yêu thích đọc sách và biết vận dụng những điều đã đọc vào thực tế.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Phát huy năng lực, sở trường và tạo hứng thú cho HS để các em lựa chọn được hình thức xây dựng sản phẩm.
  3. Nội dung: GV chiếu yêu cầu đề bài cho HS lựa chọn.
  4. Sản phẩm: HS lựa chọn được để bài phù hợp.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu 3 hoạt động tương ứng với 3 hoạt động trong SHS cho HS lựa chọn đề tài để tạo các sản phẩm sáng tạo:

   + Thể hiện nội dung tóm tắt của một câu chuyện theo hình thức truyện tranh. Cố gắng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (hình vẽ hoặc kí hiệu chỉ dẫn) để có thể hỗ trợ cho việc thể hiện nội dung một cách sinh động và hiệu quả.

  + Kể lại câu chuyện em đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

  + Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học mà em yêu thích (trong cuốn sách đã đọc), có thể vẽ minh họa các chi tiết, sự việc để bài phân tích được sinh động, hấp dẫn hơn.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các sản phẩm này và viết, vẽ sáng tạo nhằm xây dựng sản phẩm phù hơp với năng lực, sở trường của mình.

- GV yêu cầu những HS lựa chọn đề tài giống nhau sẽ ngồi cùng vào một chỗ cho dễ dàng, thuận tiện trong việc trao đổi, giúp đỡ nhau thực hiện sản phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu và lựa chọn hoạt động phù hợp với bản thân mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS chia sẻ lựa chọn, yêu cầu cả lớp lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với thách thức thứ hai trong dự án. Các em đã có những lựa chọn hoạt động thích hợp cho mình rồi, vậy bây giờ, chúng ta hãy cùng bắt tay nhau từ những ý tưởng của bản thân để tạo ra sản phẩm sáng tạo cho riêng mình nhé!

 

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tóm tắt một câu chuyện theo hình thức truyện tranh

  1. Mục tiêu: Hài hòa cho HS giữa yêu cầu phát triển năng lực sáng tạo, thẩm mĩ và các mục tiêu giáo dục khác.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu sản phẩm truyện tranh và tổ chức cho HS hoạt động viết và vẽ minh họa.
  3. Sản phẩm học tập: Sản phẩm sáng tạo của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sản phẩm truyện tranh chuyển thể minh họa trong SHS trang 110-111 (tóm tắt truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của nhà văn Nguyễn Quang Thiều): cách sắp xếp các nội dung và cách vẽ tranh minh họa cho từng nội dung. GV nhắc HS chú ý sự phù hợp giữa hình ảnh và ngôn ngữ (ở dạng đối thoại)

- GV hướng dẫn HS tổ chức hoạt động viết và vẽ minh họa. GV hướng dẫn HS viết VB tóm tắt câu chuyện.

- GV chú ý nhắc HS cần tham khảo các truyện tranh phù hợp với lứa tuổi và sản phẩm trong SHS để có thể tự xây dựng truyện tranh đơn giản, thú vị gắn với những chủ đề và các tác phẩm đã học, đã đọc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu sản phẩm truyện tranh chuyển thể minh họa trong SHS.

- HS làm việc cá nhân để tóm tắt VB

- HS làm việc theo nhóm để xây dựng sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nội dung cần tóm tắt bằng lời và hình thức cần thể hiện trong tranh.

- HS làm việc theo nhóm để vẽ tranh và sử dụng lời dẫn, lời thoại phù hợp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày sản phẩm trước nhóm, sau đó cả nhóm chọn một vài sản phẩm tiêu biểu nhất lên trình bày trước lớp, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS có ý thức hoàn thành sản phẩm tốt.

 

Hoạt động 2: Kể lại một câu chuyện đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc năm chữ

  1. Mục tiêu: HS phát huy sở trường, năng khiếu nghệ thuật của bản thân chuyển thể phần tóm tắt thành bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu sản phẩm sáng tạo trong SHS và tổ chức hoạt động viết.
  3. Sản phẩm học tập: Sản phẩm sáng tạo của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sản phẩm sáng tạo của các bạn HS được đưa vào minh họa cho phần này (bài tóm tắt truyện Gió lạnh đầu mùa bằng thơ năm chữ): tìm hiểu cả phần lời và phần minh họa hình ảnh.

- GV hướng dẫn HS tổ chức hoạt động viết: GV hướng dẫn để HS tóm tắt câu chuyện một cách súc tích bằng lời văn. Sau đó, HS phát huy sở trường, năng khiếu để chuyển thể phần tóm tắt thành bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- GV hướng dẫn HS dành thời gian chuẩn bị sản phẩm này ở nhà (do đặc thù của việc sáng tạo: làm thơ, vẽ tranh minh họa).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp nếu HS đã hoàn thành và chuẩn bị trước, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương những sản phẩm sánh tạo.

Hoạt động 3: Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã học

  1. Mục tiêu: HS phát huy được năng lực viết, phân tích một nhân vật văn học yêu thích và trình bày một cách sáng tạo.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã học.
  3. Sản phẩm học tập: Bài văn của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích để chuẩn bị cho việc giới thiệu, trình bày về nhân vật yêu thích trong hoạt động nói và nghe ở phần báo cáo kết quả dự án.

- GV lưu ý HS về yêu cầu với bài văn phân tích một nhân vật văn học trong cuốn sách đã học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm, tìm hiểu và phân tích bài viết tham khảo trên các phương diện:

+ Tên bài viết

+ Giới thiệu nhân vật

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật

+ Đặc điểm nhân vật

+ Ý nghĩa hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ dề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS thực hành viết theo các bước hướng dẫn.:

+ Lựa chọn đề tài:

Quan tâm đến những đặc điểm nổi bật, sự độc đáo hoặc những phẩm chất tích cực của nhân vật vì cách chọn nhân vật để phân tích phản ánh quan niệm, suy nghĩ của người viết.

+ Tìm ý: đặt ra và trả lời các câu hỏi:

Nhân vật xuất hiện trong cuốn sách, tác phẩm nào? Vì sao em yêu thích nhân vật? Điều gì khiến em quyết định lựa chọn phân tích nhân vật này? Nhân vật có những đặc điểm nào nổi bật (ngoại hình, hoạt động, ngôn ngữ, suy nghĩ,…)? Những đặc điểm đó cho thấy điều gì về phẩm chất, giá trị của nhân vật? Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn có gì đặc sắc? Nhân vật gợi cho em liên tưởng, suy nghĩ và rút ra bài học gì?

+ Lập dàn ý: Sắp xếp các ý theo bố cục bài viết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV gợi ý cho HS sử dụng các tư liệu trong phần Cùng đọc và trải nghiệm, đặc biệt là hoạt động Trải nghiệm cùng nhân vật để viết bài phân tích một nhân vât văn học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài văn hoàn chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS xung phong đọc bài văn của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhân xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chọn ra những bài viết hay và chất lượng nhất để khen ngợi, đồng thời, phê bình những bài viết còn mắc nhiều lỗi để các em chỉnh sửa.

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Yêu cầu với bài văn phân tích một nhân vật văn học trong cuốn sách đã học

- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học: lai lịch, hoàn cảnh, tình huống xuất hiện và những ấn tượng ban đầu.

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm.

- Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn: biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng hoặc nhấn mạnh những chi tiết làm rõ đặc điểm nhân vật.

- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm hoặc quan niệm đời sống của tác giả.

2. Phân tích bài viết tham khảo

- Tên bài viết: Hoàng tử bé: trò chuyện để thấu hiểu và yêu thương.

- Giới thiệu nhân vật: Hoàng tử bé là nhân vật của nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tư Ê-xu-pe-ri, đã trở thành người bạn cúa rất nhiều bạn nhỏ.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

+ Hoàng tử bé được miêu tả bằng một bức vẽ minh họa trong tác phẩm “một cậu bế thật khác thường”

+ Theo tác giả, bức vẽ không bằng một nửa sức quyến rũ của người mẫu

+ Hoàng tử bé xuất hiện bất ngờ, tự nhiên bằng giọng nói nhỏ nhẹ, kì lạ.

- Đặc điểm nhân vật:

+ Cậu bé luôn cố gắng để trò chuyện với tất cả

+ Cậu không ngừng tìm kiếm để lăng nghe, thì thầm và chia sẻ

- Ý nghĩa hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề: Hoàng tử bé chính là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng vị tha và khát khao được sẻ chia, thấu hiểu.

3. Thực hành viết

 

- Lựa chọn đề tài:

+ Mục đích viết: Phân tích nhân vật yêu thích để làm rõ những đặc điểm đáng chú ý, cuốn hút của nhân vật.

+ Người đọc: Thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến cuốn sách và nhân vật.

- Tìm ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật.

+ Thân bài:

   - Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật.

   - Những đặc điểm của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm

   - Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

   - Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

+ Kết bài: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

- Viết bài.

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: SẮC MÀU TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: HÒA ĐIỆU VỚI TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD BÀI 10: TRANG SÁCH VÀ CUỘC

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ

Giáo án điện tử tiết: Đọc - Đi lấy mật

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: SẮC MÀU TRĂM MIỀN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay