Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 4: Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
TIẾT 2: NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ TRONG NGỮ CẢNH, BIỆN PHÁP TU TỪ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 2: Biện pháp tu từ nhân hoá là gì?
A. Là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.
B. Là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt.
C. Là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
D. Là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
Câu 3: Ngữ cảnh là:
A. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.
B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.
C. Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày.
D. Ngữ cảnh sản sinh ra sản phẩm ngôn ngữ.
Câu 4: Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là:
A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ
B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.
C. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.
D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó.
Câu 5: Nhân tố của ngữ cảnh là:
A. Nhân vật giao tiếp
B. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
C. Văn cảnh
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?
A. Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ.
B. Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
A. Cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ
B. Lương bổng của quan lại
C. Của trời hay các đấng thiêng liêng ban cho, theo quan niệm xưa
D. Chồi lá non cây trổ
Câu 2: Xác định nghĩa của các từ ngữ máu lửa trong khổ thơ:
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
A. Tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.
B. Nói đến chiến tranh, bom đạn.
C. Ngày mùa xuân.
D. Ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ
Câu 3: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
A. Ý chỉ người đã mất
B. Ý chỉ sự ra đi
C. Chỉ sự phát triển
D. Phát triển theo kì vọng
Câu 4: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất?
A. Liệt kê
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 5: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong những dòng thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
A. Phát triển theo kì vọng
B. Thực hành bằng sức lực của mình để trở thành đối tượng được hướng đến.
C. Chỉ sự phát triển
D. Cành lá ngụy trang trên lưng người chiến sĩ
Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng chính trong đoạn thơ sau?
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Câu 7: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Ẩn dụ
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Từ "giọt" trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu theo những nghĩa nào:
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
A. Giọt âm thanh là sự chuyển đổi cảm giác
B. Giọt sương mùa xuân long lanh
C. Cả hai ý trên đều đúng
D. Cả hai ý trên đều sai
Câu 2: Có thể thay thế từ "xao xuyến" trong câu “Một nốt trầm xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà không làm mất đi giá trị nghệ thuật của câu thơ?
A. Bồi hồi
B. Côn
C. Nôn nao
D. Không từ nào hợp
Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi...đi bộ đi học.
A. Bị
B. Được
C. Cần
D. Phải
Câu 4: Đối tượng được nói đến trong câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” là ai?
A. Những người công nhân
B. Giáo viên
C. Chưa xác định rõ
D. Những người ở chợ
4. VẬN DỤNG NÂNG CAO
Câu 1: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?
A. Không
B. Có
C. Vừa có vừa không
D. Vào
Câu 2: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?
A. Hiểu biết
B. Tri thức
C. Hiểu
D. Nhìn thấy
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.
- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Bối cảnh giao tiếp rộng trong đoạn văn trên là gì?
A. Xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
B. Phố huyện, nơi bán hàng của chị Tí, vào lúc trời nhá nhem tối.
C. Hôm nay chị Tí dọn hàng muộn
D. Đất nước hòa bình, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
B. PHẦN TRẢ LỜI
=> Giáo án và PPT Ngữ văn 7 kết nối Bài 4: Thực hành tiếng Việt (1)