Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5: Văn bản 1: tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Văn bản 1: tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 5: SẮC MÀU TRĂM MIỀN

TIẾT 1: VĂN BẢN 1: THÁNG GIÊNG, MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tác giả của "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là ai?

A. Ngô Tất Tố

B. Vũ Bằng

C. Tố Hữu

D. Huy Cận

Câu 2: Văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" trích từ tác phẩm nào?

A. Thương nhớ mười hai

B. Tắt đèn

C. Miếng ngon Hà Nội

D. Chiếc lược ngà

Câu 3: Văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là bài thứ bao nhiêu trong tác phẩm "Thương nhớ mười hai"?

A. Đầu tiên

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Thứ năm

Câu 4: Năm sinh, năm mất của tác giả Vũ Bằng là khi nào?

A. 1913 - 1994

B. 1924 - 1984

C. 1913 - 1984

D. 1934 – 1994

Câu 5: Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả sống ở miền Bắc, xa quê hương ở miền Nam

B. Khi tác giả sống ở miền Nam, xa quê hương ở miền Bắc

C. Khi tác giả đi du học

D. Khi tác giả tham gia chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc

Câu 6: Tác phẩm đầu tay của tác giả Vũ Bằng là:

A. Miếng ngon Hà Nội

B. Lọ Văn

C. Miếng lạ miền Nam

D. Thương nhớ mười hai

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" là thể loại gì?

A. Truyền thuyết

B. Cổ tích

C. Tùy bút

D. Bút kí

Câu 2: Chi tiết nào miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội khi mùa xuân bắt đầu đến?

A. “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.

B. “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”

C. “Nhưng tôi yêu xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác”

D. “Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”; “Đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng đàn sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ”.

Câu 3: Chi tiết nào miêu tả không khí gia đình khi mùa xuân đến?

A. “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…”

B. “Nhưng tôi yêu xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác”

C. “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.

D. “Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”; “Đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng đàn sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ”.

Câu 4: Chi tiết nào miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng?

A. “Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”; “Đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng đàn sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ”.

B.  “Nhưng tôi yêu xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác”

C. “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.

D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 6: Chi tiết nào dưới đây thể hiện rõ nét nhất những tình cảm của tác giả đối với mùa xuân?

A. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi-mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

B. Tự nhiên như thế: Ai cũng chuộng mùa xuân

C. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ,…

D. Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn?

Câu 7: Đọc văn bản, có thể thấy, tác giả Vũ Bằng bộc lộ tình yêu với mùa xuân như thế nào?

A. Một cách gián tiếp

B. Một cách trực tiếp

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 8: Tác giả Vũ Bằng đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu sau:

“Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải vì thế.”

A. Ẩn dụ

B. Điệp ngữ

C. Nhân hóa

D. So sánh

Câu 9: Theo tác giả Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc gắn liền với thời tiết gì?

A. Những cơn mưa rào xối xả

B. Những cơn mưa phùn

C. Những cơn mưa riêu riêu, gió lành lạnh

D. Cái nóng như đổ lửa giữa những trưa hè

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Ý nào dưới đây nêu lên tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích sau:

Mùa xuân của tôi-mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội-là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chẻo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

A. Biện pháp tu từ điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết gợi cảm , thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

B. Biện pháp tu từ so sánh nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

C. Biện pháp tu từ nhân hóa làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

D. Biện pháp hoán dụ tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong câu văn.

Câu 2: Vì sao ngày rằm tháng Giêng là khoảng thời gian mà nhân vật “tôi” cảm thấy yêu mùa xuân nhất?

A. Vì nhân vật “tôi” ghét cái oi bức của mùa hè, cái se lạnh của mùa thu và cái lạnh giá buốt của mùa đông.

B. Vì nhân vật “tôi” thích thời tiết rằm tháng Giêng.

C. Vì rằm tháng Giêng là thời điểm không gian, cỏ cây, sinh hoạt của con người mang một phong vị riêng.

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 3: Qua cách tác giả miêu tả không gian, cảnh vật, con người trong văn bản “Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt”, có thể thấy điều gì?

A. Tác giả là người tình yêu to lớn với mùa xuân.

B. Sự luân chuyển của không gian của gia đình từ lễ tết đến ngày thường.

C. Sự tinh tế trong cảm nhận của tác giả về bước đi của thời gian.

D. Sự tinh tế trong cảm nhận của tác giả về bước đi của thời gian và sự luận chuyển của không gian của gia đình từ lễ tết đến ngày thường.

4. VẬN DỤNG NÂNG CAO

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt”?

A. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.

B.  Sáng tạo trong lời văn, xen kể và tả chậm rãi, thủ thỉ, tâm tình.

C. Kết hợp tài hoa giữa biểu cảm với miêu tả, trình bày nội dung theo mạch cảm  xúc, lôi cuốn, say mê.

D. Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng về ngôn ngữ của văn bản “Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt”?

A. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài mang đậm sắc thái trò chuyện, tâm tình.

B. Ngôn ngữ đơn giản không cầu kì trau chuốt, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

C. Ngôn ngữ đơn giản không cầu kì trau chuốt, mang đậm màu sắc Bắc Bộ.

D.Ngôn ngữ miêu tả thời gian của tác giả rất đa dạng, sinh động.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay