Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 5: Văn bản 2: chuyện cơm hến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Văn bản 2: chuyện cơm hếnt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TIẾT 3: VĂN BẢN 2: CHUYỆN CƠM HẾN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tác giả của "Chuyện cơm hến" là ai?

A. Hoàng Phủ Ngọc Tường

B. Huy Cận

C. Ngô Tất Tố

D. Trần Đăng Khoa

Câu 2: Thể loại của "Chuyện cơm hến" là gì?

A. Tản văn

B. Tùy bút

C. Truyện ngắn

D. Truyền thuyết

Câu 3: Quê của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở đâu?

A. Long An

B. Quảng Ngãi

C. Quảng Trị

D. Đà Nẵng

Câu 4: Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm bao nhiêu?

A. 1934

B. 1935

C. 1936

D. 1937

Câu 5: "Chuyện cơm hến" được trích từ văn bản nào?

A. Huế - Di tích và con người

B. Món ngon miền Bắc

C. Thương nhớ mười hai

D. Món lạ miền Nam

Câu 6: Những sáng tác của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên lấy cảm hứng từ:

A. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Đà Nẵng.

B. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Trị.

C. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế.

D. Ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Quảng Ngãi.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ý nào dưới đây là phương thức biểu đạt của "Chuyện cơm hến"?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Câu 2: Ngôi kể được sử dụng trong "Chuyện cơm hến" là:

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 3: Món cơm hến (đặc sản xứ Huế) là:

A. Một món ăn cao cấp

B. Một món ăn quý tộc

C. Một món ăn bình dân

D. Một món ăn dân tộc

Câu 4: Giá trị nội dung của "Chuyện cơm hến" là:

A. Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.

B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.

C. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa

D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng

Câu 5: Nguyên liệu cơm hến bình dân bao gồm:

A. Hn, bún tàu, giá đỗ

B. Cua, bún tàu, rau sống

C. Hến, phở, rau sống

D. Hến, bún tàu, rau sống

Câu 6: Giá trị nghệ thuật của "Chuyện cơm hến" là:

A. Ngôn ngữ đậm chất vùng miền.

B. Thuyết minh chi tiết, không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai.

Câu 7: Người Huế ăn cơm hến có gì đặc biệt?

A. Để nguội

B. Ăn nóng

C. Ăn với gia vị đặc biệt

D. Không có gì đặc biệt

Câu 8: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

A. Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã như: Cá Lẹp, kẹp rau mưng, cơm nguội và hến…

B. Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.

C. Cơm hến được đem bán rong tại các con phố.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Dưới góc nhìn của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, cơm hến có đặc điểm gì?

A. Món ăn bình dân với nguyên liệu là những thứ dẫn dã, giản dị sẵn có trong cuộc sống của người dân lao động.

B. Món ăn chỉ có của tầng lớp lao động thu nhập thấp.

C. Món ăn dân gian có từ rất xưa, mang đậm dấu ấn văn hóa con người Huế nhưng đang mất dần ở hiện tại.

D. Một món ăn mà không phải ai muốn cũng có thể trải nghiệm.

Câu 2: Qua văn bản “Chuyện cơm hến”, có thể nhận định gì về phong cách ẩm thực của con người Huế?

A. Người Huế không quá chú trọng vào vấn đề ăn uống.

B. Người Huế có yêu cầu rất cao đối với mỗi món ăn.

C. Người Huế biết cách nâng tầm món ăn bình dân lên thành nghệ thuật ẩm thực

D. Người Huế thích nấu các món ăn liên quan đến hến.

Câu 3: Sau khi học “Chuyện cơm hến”, nhận định nào sau đây là đúng về cơm hến?

A. Cơm hến là món ăn đòi hỏi người nấu phải có sự am hiểu về nguyên tắc lựa chọn nguyên liệu đến các bước thực hiện.

B. Cơm hến là món ăn chỉ phục vụ cho một bộ phận tầng lớp quý tốc xưa.

C. Cơm hến là một món ăn bình dân, được làm từ những nguyên liệu dân dã, quen thuộc nhưng ẩn trong nó là cả một nghệ thuật.

D. Tất cả những ý trên đều đúng.

4. VẬN DỤNG NÂNG CAO

Câu 1: Cơm hến trong cách miêu tả của nhà văn là gì?

A. Là một món ăn quen thuộc với tất cả người dân Việt Nam.

B. Là một món ăn dân dã, dễ kiếm, dễ gặp trên đường phố Huế, là món ăn tiêu biểu của người Huế.

C. Là một món ăn cáo quý, sang trọng.

D. Là một món ăn chỉ có ở các gia đình có điều kiện kinh tế cao.

Câu 2: “Vị thứ mười lăm” được tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường nhắc đến trong gánh cơm hến của chị bán cơm hến rong là:

A. Một hình ảnh vừa thực, vừa mang tính tượng trưng.

B. Một hình ảnh đẹp trong văn hóa Việt.

C. Một hình ảnh hiếm được bắt gặp trong thơ văn.

D. Không có ý nghĩa gì đặc biệt.

B. PHẦN TRẢ LỜI

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay