Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 1 - Ngưỡng cửa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 1 - Ngưỡng cửa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
BÀI ĐỌC 1: NGƯỠNG CỬA(24 câu)A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (13 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (13 câu)
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào ô trống: “Nơi ấy đã đưa tôi/Buổi đầu tiên đến lớp/ Nay con đường...”
A. gập ghềnh.
B. quanh co.
C. xa tắp.
D. ngoằn ngoèo.
Câu 2: Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm gì về ngưỡng cửa?
A. Kỉ niệm về việc được bà và mẹ dắt cho tập đi.
B. Kỉ niệm về những lần các bạn chạy đến chơi.
C. Kỉ niệm về ngày đầu tiên cùng bạn đến lớp.
D. Cả A, B, C
Câu 3: Cảm xúc của các bạn nhỏ khi bạn bè chạy tới chơi là gì?
A. Mệt mỏi, chán nản.
B. Buồn phiền, ảo não.
C. Khó chịu, tức giận.
D. Vui tươi, tràn đầy năng lượng.
Câu 4: Hình ảnh nào trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ?
A. Mẹ dắt con tập đi men ngưỡng cửa
B. Ngôi sao khuya soi vào trong giấc ngủ
C. Bạn bè chạy tới thường lúc nào cũng vui
D. Bố mẹ lúc nào bước qua ngưỡng cửa cũng vội
Câu 5: Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa?
A. Bạn bè gặp nhau lúc nào cũng vội.
B. Bạn bè vui mừng gặp nhau bên ngưỡng cửa.
C. Cả hai hình ảnh nêu trên.
D. Không có hình ảnh nào
Câu 6: Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện tình yêu thương của bà, của mẹ với con cháu?
A. Tay bà, tay mẹ dắt vòng đi men ngay từ thời tấm bé
B. Ngọn đèn khuya soi bóng mẹ trên sân
C. Con đường đến lớp xa tắp
D. Bạn bè chạy tới lúc nào cũng vui
Câu 7: Con đường đến trường trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
A. Nhỏ bé
B. Quanh co
C. Xa tắp
D. Gập ghềnh
Câu 8: Đâu là từ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi bạn bè chạy tới chơi?
A. vội
B. vui
C. xa tắp
D. quen
Câu 9: Đâu là từ miêu tả đúng về hình ảnh bố mẹ bạn nhỏ khi đi qua ngưỡng cửa?
A. Hớn hở
B. Vội vã.
C. Buồn bã.
D. Kích động.
Câu 10: Trong bài thơ, Ngọn đèn khuya soi bóng mẹ trên
A. Sân
B. Bức tường
C. Cửa sổ
D. Dóng suối
Câu 11: Đâu là từ chỉ sự vật người trong bài thơ?
A. Bà, mẹ
B. Bố mẹ
C. Bạn bè
D. Con đường
Câu 12: Đâu là từ chỉ hoạt động trong bài thơ?
A. Dắt
B. Quen
C. Vui
D. Khuya
Câu 13: Hình ảnh “Ngọn đèn khuya soi bóng mẹ làm việc trên sân” thể hiện điều gì?
A. Sự chăm sóc của mẹ
B. Sự chiều chuộng của mẹ
C. Sự vất vả của mẹ
D. Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: “Con đường xa tắp” được hiểu như thế nào?
A. Đường đến trường học
B. Đường đến nhà bạn bè
C. Đường đến tương lai
D. Cả A, B, C
Câu 2: Từ ngữ có nghĩa giống với từ “soi” là gì?
A. Rọi, chiếu
B. Liếc, lườm
C. Xa tắp
D. Sáng
Câu 3: Từ ngữ có nghĩa giống với từ “xa tắp” là gì?
A. xa xôi
B. xa tít
C. xa xăm
D. Cả A, B, C
Câu 4: Từ ngữ có nghĩa giống với từ “thời tấm bé” là gì?
A. bé con
B. hồi nhỏ
C. thuở nhỏ
D. Cả B, C
Câu 5: Từ trái nghĩa với từ “vội” là gì?
A. Vội vã
B. Tấp nập
C. Thong thả
D. Náo nức
Câu 6: Cụm từ “Nơi ấy” trong bài thơ được hiểu là gì?
A. Ngưỡng cửa
B. Trường học
C. Lớp học
D. Nhà
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Bức tranh nào dưới đây có thể dùng để minh họa cho bài thơ “Ngưỡng cửa”?
A.
B.
C.
D.
Câu 2: Đâu là 1 bài thơ của nhà thơ Vũ Quần Phương?
A. Ngọn lửa
B. Mẹ vắng nhà ngày bão
C. Dàn hợp xướng mùa hè
D. Mong trời mau mưa
Câu 3: Câu ca dao nào sau đây thể hiện công lao nuôi dưỡng của cha mẹ?
A. Công cha như núi ngất trời/Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
B. Ơn trời mưa nắng phải thì/Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
C. Người ta đi cấy lấy công/Tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề.
D. Mẹ cha công đức sinh thành/Ra trường thầy dạy học hành cho hay.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Ngưỡng cửa nói về điều gì?
A. Thể hiện những kỉ niệm thời ấu thơ - nơi chắp cánh cho ta bước vào đời.
B. Thể hiện tình cảm gia đình và công lao trời biển của cha mẹ
C. Thể hiện tình yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau
D. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước
Câu 2: Câu thơ “Nơi bố mẹ ngày đêm/ Lúc nào qua cũng vội” thể hiện điều gì?
A. “Ngưỡng cửa” là nơi chứng kiến những vất vả lo toan của bố, của mẹ để nuôi con khôn lớn thành người.
B. “Ngưỡng cửa” vô cùng thân thuộc từ những năm tháng đầu đời, từ những bước đi đầu tiên khi còn có “tay bà”, “tay mẹ” dắt em đi trong sự chăm chút yêu thương.
C. “Ngưỡng cửa” là nơi cất dấu niềm vui của tuổi ấu thơ cùng bè bạn
D. “Ngưỡng cửa” là nơi nuôi ta khôn lớn, là nơi chứng kiên sự trưởng thành, chắp cánh ước m