Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 1: ngày khai trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 1: ngày khai trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI ĐỌC 1: NGÀY KHAI TRƯỜNG

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Ngày khai trường được diễn ra vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hè.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Câu 2: Các bạn nhỏ đi khai trường trong tâm thế như thế nào?

A. Hớn hở.

B. Mếu máo.

C. Buồn bã.

D. Kích động.

Câu 3: Các bạn học sinh tới ngày khai trường mang theo cái gì?

A. Máy tính.

B. Cặp sách.

C. Đồ ăn.

D. Mèo máy.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào ô trống: Đi đón ngày khai trường/ Vui như là ...

A. Đi chơi.

B. Đi chợ.

C. Đi hội.

D. Đi tham quan.

Câu 5: Âm thanh báo hiệu năm học mới bắt đầu là gì?

A. Tiếng trống.

B. Tiếng chuông.

C. Tiếng kèn.

D. Tiếng sáo.

Câu 6: Hình ảnh nào báo hiệu năm học mới bắt đầu?

A. Học sinh nô đùa dưới sân trường.

B. Học sinh đeo kính để nhìn rõ bảng.

C. Học sinh đeo kính để nhìn rõ bảng.

D. Học sinh đeo khăn quàng đỏ thắm bước vào lớp.

Câu 7: Đâu là hành động của học sinh vào ngày khai trường?

A. Cười đùa với các bạn trong lễ chào cờ.

B. Nghiêm trang làm lễ chào cờ.

C. Cầm tay các bạn làm lễ chào cờ.

D. Hát vang bài hát Bé đi học.

Câu 8: Đâu là từ chỉ sự vật trong bài thơ Ngày khai trường?

A. Cười đùa.

B. Lá cờ.

C. Đỏ tươi.

D. Reo hò.

Câu 9: Những từ chỉ hoạt động trong bài thơ Ngày khai trường là gì?

A. Đi vào lớp.

B. Đi về nhà.

C. Đi mua đồ ăn.

D. Đi đọc truyện.

Câu 10: Đâu không phải là từ chỉ đặc điểm trong bài thơ Ngày khai trường?

A. Trong xanh.

B. đỏ tươi.

C. trẻ.

D. Cặp sách.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Màu vàng nắng mới là nắng lúc nào?

A. Nắng sớm.

B. Nắng giữa trưa.

C. Nắng chiều.

D. Nắng cuối chiều.

Câu 2: Từ hớn hở được hiểu như thế nào?

A. Vừa đi vừa hát những bài hát quen thuộc.

B. Chạy nhảy quanh sân trường.

C. Vui mừng, lộ rõ ở nét mặt tươi tỉnh, mừng rỡ.

D. Vui mừng trong lòng.

Câu 3: Khi gặp lại nhau, các bạn học sinh đã có hành động như thế nào?

A. Tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ.

B. Đuổi bắt nhau khắp sân trường.

C. Vừa đi vừa ngân nga các bài hát.

D. Nắm tay nhau vào lớp học.

Câu 4: Tay bắt mặt mừng là hành động như thế nào?

A. Hành động thể hiện sự tức giận khi gặp nhau.

B. Hành động thể hiện niềm vui khi gặp nhau.

C. Hành động thể hiện nỗi buồn khi gặp nhau.

D. Hành động thể hiện sự an ủi khi gặp nhau.

Câu 5: Quốc kỳ của Việt Nam có hình gì?

A. Lá cờ đỏ sao xanh.

B. Lá cờ xanh sao đỏ.

D. Lá cờ vàng sao đỏ.

D. Lá cờ đỏ sao vàng.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Cảm xúc của các bạn nhỏ khi bước vào năm học mới là gì?

A. Mệt mỏi, chán nản.

B. Buồn phiền, ảo não.

C. Khó chịu, tức giận.

D. Vui tươi, tràn đầy năng lượng.

Câu 2: Các bạn học sinh chuẩn bị những gì cho năm học mới?

A. Quần áo mới, sách vở mới, cặp sách mới...

B. Máy chơi game mới, quần áo mới...

C. Ti vi mới, tủ lạnh mới, sách vở mới.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu là biểu tượng của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?

A. Khăn quang vàng.

B. Khăn quàng xanh.

C. Khăn quàng đỏ.

D. Khăn quàng hồng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Ngày khai trường nói về điều gì?

A. Thể hiện nỗi buồn của các bạn học sinh trong ngày khai trường.

B. Thể hiện niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường.

C. Thể hiện sự tức giận của các bạn học sinh trong ngày khai trường.

D. Thể hiện chán nản của các bạn học sinh trong ngày khai trường.

Câu 2: Câu thơ “Từng nhóm đứng đo nhau/ Thấy đứa nào cũng lớn” thể hiện điều gì?

A. Niềm vui khi thấy mình đã lớn thêm, không còn bé như hồi lớp 1, lớp 2 nữa.

B. Niềm vui khi thấy mình đã lớn thêm, đã trở thành đàn anh, đàn chị trong trường.

C. Niềm vui khi thấy mình đã thêm một tuổi mới, sắp được bước vào môi trường mới.

D. Tất cả các đáp án trên.

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. C

2. A

3. B

4. C

5. A

6. D

7. B

8. B

9. A

10. D

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

1. A

2. C

3. A

4. B

5. D

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

1. D

2. A

3. C

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. B

2. A

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay