Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3: bạn mới

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 3: bạn mới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI ĐỌC 3: BẠN MỚI

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh đang chơi trò chơi nào?

A. Nhảy dây.

B. Xếp hình.

C. Đuổi bắt.

D. Kéo co.

Câu 2: Khi thấy A-i-a thơ thẩn ngoài sân, thầy giáo đã làm gì?

A. Bảo các bạn chơi cùng A-i-a.

B. Khích lệ, động viên để A-i-a dũng cảm hơn.

C. Phạt các bạn vì không chơi với A-i-a.

D. Gọi A-i-a vào làm bài tập.

Câu 3: Vì sao A-i-a không tham gia chơi cùng nhóm nào?

A. Vì A-i-a vừa mới chuyển tới nên chưa quen được bạn nào.

B. Vì A-i-a vừa mới chuyển tới nên còn phải học nhiều hơn các bạn.

C. Vì A-i-a không thích chơi với bạn nào trong lớp cả.

D. Vì A-i-a thấy mệt trong người nên đã xuống phòng y tế.

Câu 4: Các bạn trong lớp cư xử với A-i-a như thế nào?

A. Các bạn không muốn chơi với A-i-a vì cô bé thông minh quá.

B. Các bạn không muốn chơi với A-i-a vì cô bé chạy nhanh quá.

C. Các bạn không muốn chơi với A-i-a vì cô bé chạy chậm quá.

D. Các bạn không muốn chơi với A-i-a vì cô bé láu cá quá

Câu 5: Khi nhìn thấy các bức tranh A-i-a, các bạn trong trường đã làm gì?

A. Chỉ trích bức tranh.

B. Chê bai bức tranh.

C. Sao chép bức tranh.

D. Bàn tán xôn xao.

Câu 6: Thầy giáo đã giúp A-i-a lấy lại tự tin như thế nào?

A. Thầy bảo A-i-a và các bạn cùng nhau vẽ tranh.

C. Thầy bảo A-i-a và các bạn cùng nhau múa hát.

C. Thầy đem nhưng bài thơ mà A-i-a viết để đọc cho các bạn nghe.

D. Thầy đem những bức tranh mà A-i-a vẽ lên để các bạn chiêm ngưỡng.

Câu 7: Các bức tranh của A-i-a được treo ở đâu?

A. Trên các thanh sát ở cửa sổ.

B. Bức tường dọc hành lang.

C. Cuối lớp học.

D. Bảng tin ngoài cổng trường.

Câu 8: A-i-a đã chinh phục các bạn bằng?

A. Phong cách.

B. Tài năng.

C. Hành động.

D. Lời nói.

Câu 9: Lời nói của nhân vật được đặt trong dấu câu nào?

A. Dâu chấm.

B. Dấu hỏi.

C. Dấu chấm than.

D. Dấu ngoặc kép.

Câu 10: Tét-su-ô đến gặp A-i-a để bảo điều gì?

A. Ngày mai, cậu làm bài tập hộ tớ nhé!.

B. Ngày mai, cậu vẽ cho chúng tớ một bức tranh nhé!

C. Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé!

D. Ngày mai, cậu tham gia văn nghệ với chúng tớ nhé!

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Bài Bạn mới được đọc với giọng điệu như thế nào?

A. Sâu lắng.

B. Nhẹ nhàng, tình cảm.

C. Nghiêm trang.

D. Hài hước.

Câu 2: Lúc mới tới trường, bạn A-i-a có tính cách như thế nào?

A. Năng động.

B. Hài hước

C. Rụt rè.

D. Ích kì.

Câu 3: A-i-a có tài năng như thế nào?

A. Âm nhạc.

B. Hội họa.

C. Điêu khắc.

D. May vá.

Câu 4: Thơ thẩn là từ chỉ hành động như thế nào?

A. Đi lại một cách chậm rãi và lặng lẽ như đang suy nghĩ điều gì đó.

B. Đi lại nhanh và phát ra tiếng động.

B. Vừa đi vừa mới một cái gì đó.

C. Vừa chạy vừa hét thật to.

Câu 5: Dấu ngoặc kép được sử dụng với mục đích gì?

A. Đánh dấu lời nói của nhân vật.

B. Đánh dấu câu chuyện của nhân vật.

C. Đánh dấu hành động của nhân vật.

D. Đánh dấu nhận thức của nhân vật.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Dấu ngoặc kép trong bài được sử dụng mấy lần.

A. 6 lần.

B. 7 lần.

C. 8 lần.

D. 9 lần.

Câu 2: Đâu là câu nói thể hiện sự phàn nàn của các bạn dành cho A-i-a.

A. “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!”.

B. “Bức tranh của cậu đẹp quá!”.

C. “Cho mình chơi với các cậu nhé!”.

D. “Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm!”.

Câu 3: Khi nhìn thấy những bức tranh, các bạn đã có phản ứng như thế nào?

A. Tỏ ý không thích bức tranh của A-i-a.

B. Khen ngợi bức tranh của A-i-a.

C. Cười nhạo bức tranh của A-i-a.

D. Không xem các bức tranh của A-i-a.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài Bạn mới giúp em hiểu điều gì?

A. Mỗi người đều có một điểm mạnh riêng.

B. Phải cố gắng để làm hài lòng mọi người xung quanh.

C. Chê bai khi bạn không có sức khỏe như mình.

D. Kì thị khi bạn không giống mình.

Câu 2: Tại sao Tét-su-ô lại rủ A-i-a cùng chơi?

A. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, Tét-su-ô muốn nhờ A-i-a vẽ tranh hộ mình.

B. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, Tét-su-ô muốn thấy sự chậm chạp của A-i-a.

C. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, chê bạn không đúng nên đã chủ động rủ A-i-a chơi.

D. Hiểu ra ai cũng đặc điểm riêng, chê bạn là ý kiến cá nhân của riêng mình.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay