Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2: thả diều

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 2: thả diều. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI ĐỌC2: THẢ DIỀU

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Thả diều”?

A. Nguyễn Khải.

B. Xuân Quỳnh.

C. Trần Đăng Khoa.

D. Hoàng Ngọc Tuấn.

Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện các bạn nhỏ chơi thả diều vào buổi tối?

A. No gió.

B. Hạt cau.

C. Gặt hái.

D. Sao trời.

Câu 3: Các bạn nhỏ chơi thả diều ở đâu?

A. Cánh đồng.

B. Trường học.

C. Nhà ăn.

D. Công viên.

Câu 4: Cánh diều được so sánh với hình ảnh nào?

A. Vầng trăng.

B. Bàn học.

C. Cặp sách.

D. Bầu trời.

Câu 5: Đâu không phải là hình ảnh so sánh của cánh diều?

A. Hạt cau.

B. Cánh thuyền.

C. Dòng sông.

D. Cánh đồng.

Câu 6: Đâu không phải là từ so sánh?

A. Như.

B. Không.

C. Là.

D. Hay.

Câu 7: Đâu là câu có hình ảnh so sánh?

A. Cánh diều no gió.

B. Nó trong tiếng ngần.

C. Trôi trên sông Ngân.

D. Diều là hạt cau.

Câu 8: Đâu không phải từ miêu tả âm thanh của cánh diều?

A. Trong ngần.

B. Chơi vơi.

C. Ầm ầm.

D. Xanh lúa.

Câu 9: Em có thể sáng tạo những hình nào để làm cánh diều?

A. Chú chim.

B. Máy bay.

C. Mặt trăng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Dấu gạch ngang được thay thế cho từ gì?

A. Từ so sánh.

B. Từ để hỏi.

C. Từ khẳng định.

D. Từ giải thích.

 

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Câu thơ “Diều em – lưỡi liềm” được hiểu như thế nào?

A. Diều giống như chiếc lưỡi liềm.

B. Diều không phải chiếc lưỡi liềm.

C. Diều được làm từ chiếc lưỡi liềm.

D. Diều được trang trí hình chiếc lưỡi liềm.

Câu 2: Trong ngần diễn tả sắc độ như thế nào?

A. Rất trong.

B. Có chút bụi bận.

C. Có màu xanh lá.

D. Có mùi thơm.

Câu 3: Dòng sông Ngân được hiểu là dòng sông như thế nào?

A. Dòng sông nằm ở thủ đô Hà Nội.

B. Dòng sông có nhiều ngôi sao sáng.

C. Dòng sông có nhiều ngôi sao sáng tạo thành, vắt ngang qua bầu trời đầy sao.

D. Dòng sông trong tưởng tượng của tác giả.

Câu 4: Lưỡi liềm có hình như thế nào?

A. Giống vầng trăng khuyết.

B. Tròn.

C. Vuông.

D. Tam giác.

Câu 5: Lưỡi liềm dùng để làm gì?

A. Chặt củi.

B. Nấu cơm.

C. Gặt lúa.

D. Quét nhà.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Điều gì giúp cánh diều bay cao?

A. Gió thổi cánh diều bay cao.

B. Ánh nắng chiếu làm cánh diều bay cao.

C.  Những hạt mưa làm diều bay cao hơn.

D. Tiếng vỗ tay của các bạn giúp diều bay cao hơn.

Câu 2: Đâu là từ ngữ diễn tả sự vui vẻ của những bạn nhỏ chơi thả diều?

A. Reo vang.

B. Lưỡi liềm.

C. Sông Ngân.

D. Chiếc thuyền.

Câu 3: Mùa gặt hái trong bài thơ “Thả diều” là mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hè.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu là nơi không được phép chơi diều?

A. Ở nơi có nhiều dây điện.

B. Ở nơi có nhiều đất trống.

C. Ở nơi có người lớn quan sát.

D. Ở nơi có nhiều bãi cỏ.

Câu 2: Khi chơi diều, em nêu chú ý điều gì?

A. Có người lớn bên cạnh để đảm bảo an toàn.

B. Không chơi ở nơi có nhiều phương tiện đi lại.

C. Tránh chơi ở những nơi có nhiều kênh, rạch.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay