Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 1: con heo đất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 1: con heo đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)

BÀI ĐỌC1: CON HEO ĐẤT

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Cậu bé mong muốn bố mua cho mình thứ gì?

A. Máy tính.

B. Đàn piano.

C. Rô-bốt.

D. Mô hình.

Câu 2: Người bố đã mua cho cậu bé thứ gì?

A. Heo đất.

B. Đồ chơi.

C. Mô hình.

D. Rô-bốt.

Câu 3: Người bố muốn dạy cho cậu bé điều gì?

A. Cách yêu thương.

B. Cách nhường nhịn.

C. Cách tiết kiệm.

D. Cách cho đi.

Câu 4: Mỗi lần có tiền lẻ thừa ra, cậu bé sẽ làm gì?

A. Mua kẹo ăn.

B. Cho heo đất.

C. Mua đồ chơi.

D. Cho bạn bè.

Câu 5: Trong mắt cậu bé, con heo đất trong như thế nào?

A. Hiền lành.

B. Ngoan ngoãn.

C. Bướng bỉnh.

D. Dễ thương.

Câu 6: Mỗi khi câu bé không có tiền dành cho heo đất, heo đất có biểu cảm như thế nào?

A. Luôn mỉm cười.

B. Luôn mếu máo.

C. Luôn giận dỗi.

D. Luôn tức giận.

Câu 7: Đâu không phải là từ ngữ chỉ bộ phận của heo đất?

A. Lưng.

B. Bụng,

C. Khe.

D. Cánh.

Câu 8: Để cho heo đất nhanh đầy, cậu bé sẽ phải cho heo đất thứ gì?

A. Đồ ăn.

B. Nước uống.

C. Tiền tiết kiệm.

D. Giấy ăn.

Câu 9: Cậu bé nuôi heo đất trong bao lâu?

A. Hơn 6 tháng.

B. Hơn một năm.

C. Hơn hai năm.

D. Hơn ba năm.

Câu 10: Chi tiết nào thể hiện sự tha thiết muốn giữ lại heo đất của cậu bé?

A. Năn nỉ bố mẹ giữ lại heo đất.

B. Thấy heo đất dễ thương.

C. Lắc mạnh để kiểm tra heo đất.

D. Cho heo đất theo tiền mừng tuổi.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là ý đúng để nói về heo đất?

A. Heo đất được làm từ đất nung.

B. Heo đất dùng để tiết kiệm tiền.

C. Heo đất dùng để chế biến các món ăn.

D. Heo đất được trang trí rất dễ thương.

Câu 2: Từ “thấm thoát” được hiểu như thế nào?

A. Thời gian trôi qua rất chậm một cách không ngờ

B. Thời gian trôi qua nhanh chóng một cách không ngờ.

C. Thời gian từ từ trôi qua mà không ngờ tới.

D. Thời gian như dừng lại một chỗ.

Câu 3: Tại sao cậu bé lại phải tiết kiệm tiền?

A. Để cậu bé có thể mua được những thứ mình yêu thích.

B. Bố mẹ bắt cậu bé phải tiết kiệm.

C. Cậu bé muốn làm theo lời của cô giáo nói.

D. Câu bé quá nhỏ để có thể tiêu tiền.

Câu 4: Tại sao cậu bé lại dành tình cảm lớn cho heo đất?

A. Vì cậu coi heo đất như người bạn của mình.

B. Vì heo đất giữ tiền cho cậu bé.

C. Vì heo đất không đòi cậu bé cho kẹo.

D. Vì heo đất rất ngoan ngoãn.

Câu 5: Tạo sao cậu bé lại không đập heo đất để lấy tiền?

A. Vì cậu muốn nuôi heo đất béo hơn.

B. Vì cậu thực sự yêu thương heo đất.

C. Vì cậu muốn tặng heo đất cho bạn bè.

D. Vì cậu muốn chưa có ý định dùng tới tiền trong heo đất.

 

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là đồ vật giúp em tiết kiệm tiền?

A. Heo đất.

B. Hộp đựng tiền.

C. Kẹo mút.

D. Két sát.

Câu 2: Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết tiết kiệm những gì?

A. Tiết kiệm nước.

B. Tiết kiệm điện.

C. Tiết kiệm đồ ăn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Vì sao em phải học cách tiết kiệm?

A. Phòng trừ những trường hợp xấu.

B. Mua được những thứ mình yêu thích.

C. Góp phần bảo vệ môi trường sống.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là hành động tiết kiệm?

A. Tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng tới.

B. Để vòi nước chảy khi không sử dụng.

C. Sử dụng các tờ giấy thừa để làm nháp.

D. Ăn hết đồ ăn bố mẹ chuẩn bị.

Câu 2: Đâu là câu nói về sự tiết kiệm:

A. Tích tiểu thành đại.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C.  Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Cần cù bù thông minh.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay