Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 4: hai bàn tay em

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 4: hai bàn tay em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI ĐỌC4: HAI BÀN TAY EM

(18 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Hai bàn tay em được so sánh với hình ảnh nào?

A. Nụ hoa đầu cành.

B. Giọt sương đầu ngày.

C. Chiếc lá trên cành.

D. Búp măng non.

Câu 2: Tại sao đôi bàn tay em được so sánh với nụ hoa?

A. Vì hai bàn tay của em thơm và xinh như một bông hoa.

B. Vì hai bàn tay của em hồng và xinh như một bông hoa.

C. Vì hai bàn tay của em nhỏ và xinh như một bông hoa.

D. Vì hai bàn tay của em trắng và xinh như một bông hoa.

Câu 3: Đôi bàn tay giúp em những việc gì?

A. Đánh răng.

B. Chải tóc.

C. Học bài.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Lúc ngủ, hai bàn tay của bạn nhỏ như thế nào?

A. Để sát bên gối.

B. Một tay ấp bên má, một tay ấp cạnh lòng.

C. Một tay ấp bên má, một tay để dưới bụng.

D. Hai bàn tay để dưới gối.

Câu 5: Lúc em ngồi học, hai bàn tay như thế nào?

A. Siêng năng.

B. Lười biếng.

C. Ỉ lại.

D. Hờn dỗi.

Câu 6: Bạn nhỏ đối với bàn tay của mình như thế nào?

A. Chán ghét.

B. Yêu quý.

C. Không thích.

D. Giữ gìn.

Câu 7: Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất yêu bàn tay của mình?

A. Khổ đầu tiên.

B. Khổ thứ hai.

C. Khổ thứ ba.

D. Khổ cuối cùng.

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào ô trống?

... đánh răng

Răng trắng hoa nhài

A. Tay em.

B. Mũi em.

C. Miệng em.

D. Mắt em.

Câu 9: Khi nhìn bàn tay của mình, cô bé đã làm gì?

A. Cười đùa.

B. Thủ thỉ.

C. Mếu máo.

D. Vỗ tay.

Câu 10: Dấu câu nào có thể sử dụng để thay thế từ so sánh?

A. Dấu chấm than,

B. Dấu gạch chéo.

C. Dấu gạch ngang.

D. Dấu hỏi chấm.

 

 

 

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Ánh mai là nắng nắng lúc nào?

A. Ánh nắng buổi sớm.

B. Ánh nắng buổi trưa.

C. Ánh nắng buổi chiều.

D. Ánh nắng hoàng hôn.

Câu 2: Siêng năng được hiểu như thế nào?

A. Không muốn làm một việc gì đó.

B. Nhờ các bạn làm việc hộ mình.

C. Chăm chỉ làm việc.

D. Chỉ những người lười biếng.

Câu 3: Tại sao cô bé lại yêu quý bàn tay của mình?

A. Vì bàn tay rất dễ thương.

B. Vì bàn tay là một phần của cơ thể.

C. Vì bàn tay phải lao động vất vả.

D. Vì bàn tay múa rất đẹp.

Câu 4: Đâu không phải là hình ảnh so sánh trong bài thơ “Hai bàn tay em”?

A. Như hoa đầu cành.

B. Răng trắng hoa nhài.

C. Giờ em ngồi học.

Câu 5: Nội dung của bài thơ “Hai bàn tay em” là gì?

A. Hai bàn tay là bạn của em.

B. Hai bàn tay rất đẹp, rất dễ thương.

C. Hai bàn tay có thể làm được rất nhiều việc có ích.

D. Tất cả các đáp án trên

 

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Các bạn nhỏ sẽ làm gì để bảo vệ bàn tay của mình?

A. Rửa tay thường xuyên.

B. Chăm sóc da tay.

C. Cắt móng tay thường xuyên.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Sau khi đi vệ sinh xong, các em nên làm gì?

A. Rửa tay bằng xà phòng.

B. Rửa tay bằng nước không.

C. Lau tay và giấy.

D. Lau tay vào khăn.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Khi bị thương ở tay, các em nên làm gì?

A. Rủa tay bằng nước nóng.

B. Để cho vết thương tự lành.

C. Sát trùng và băng bó về thương cẩn thận.

D. Dùng nước rửa sạch vết thương.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay