Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 2: lễ chào cờ đặc biệt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 2: lễ chào cờ đặc biệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 cánh diều (bản word)

BÀI ĐỌC 2: LỄ CHÀO CỜ ĐẶC BIỆT

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Hoạt động diễn ra vào thứ hai hằng tuần là gì?

A. Văn nghệ.

B. Nhảy dây.

C. Chào cờ.

D. Ca hát.

Câu 2: Quốc kì Việt Nam có hình như thế nào?

A. Lá cờ đỏ sang trắng.

B. Lá cờ vàng sao đỏ.

C. là cờ trắng sao vàng.

D. Lá cờ đỏ sao vàng.

Câu 3: Dải đất Việt Nam có hình gì?

A. Hình chữ S.

B. Hình chữ V.

C. Hình chữ D.

D. Hình chức O

Câu 4: Chủ đề của buổi chào cờ trong bài Lễ chào cơ đặc biệt là gì?

A. Tìm hiểu về môi trường quanh em.

B. Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường.

C. Tìm hiểu về nguồn nước sạch.

D. Tìm hiểu về biển, đảo quê hương.

Câu 5: Tại buổi lễ chào cờ, học sinh xếp thành hình gì?

A. Bản đồ Việt Nam với hai quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Hình những bông hoa năm cánh đỏ thắm.

C. Hình những chú chim ca hát líu lo.

D. Hình ngọn hải đăng hướng về biển lớn.

Câu 6: Trong buổi lễ, thầy cô và học sinh đã hát vang bài hát nào?

A. Đoàn viên.

B. Tết về.

C. Hè đến

D. Quốc ca.

Câu 7: Khi bài hát cất lên, thầy cô và học sinh đều hướng về đâu?

A. Bục sân khấu.

B. Giáo viên.

C. Quốc kì.

D. Loa đài.

Câu 8: Hai quần đảo lớn của Việt Nam tên là gì?

A. Cát Bi và Bình Hưng.

B. Hoàng Sa và Trường Sa.

C. Phú Quý và Kim Quy.

D. Bình Ba và Cẩm Nam.

Câu 9: Bài quốc ca được thể hiện với giai điện nào?

A. Hào hùng.

B. Vui tươi.

C. Hạnh phúc.

D. Hăng hái.

Câu 10: Sau phần lễ, các bạn học sinh tổ chức hoạt động gì?

A. Lắng nghe giáo viên nhắc nhở kỉ luật.

B. Lắng nghe giáo viên tuyên dương các bạn có thành tích tốt.

C. Lắng nghe các tiết mục ca hát của học sinh về biển, đảo.

D. Lắng nghe tiếng chim hót trên cành cây.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải biểu hiện của tinh thần yêu nước?

A. Học tập tốt, lao động hăng say.

B. Tuyên truyền những điều không hay về nhà nước.

C. Tìm hiểu các truyền thống văn hóa dân tộc.

D. Ghi chép lại các sự kiện lịch sử trọng đại.

Câu 2: Buổi lễ chào cờ thể hiện tinh thần nào của người Việt Nam?

A. Tình thần đoàn kết.

B. Tinh thần hiếu học.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Tinh thần nhân ái.

Câu 3: Bài quốc ca được thể hiện với giai điện nào?

A. Hào hùng.

B. Lãng mạn.

C. Hài hước.

D. Vui tươi.

Câu 4: Buổi lễ chào cờ được tổ chức với mục đích gì?

A. Thể hiện ý thức hướng về những người nghèo khổ.

B. Thể hiện ý thức hướng về biển, đảo; bảo vệ biển, đảo quê hương.

C. Thể hiện ý thức hướng về thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

D. Thể hiện ý thức hướng về cội nguồn, ghi nhớ công ơn sinh thành.

Câu 5: Buổi lễ chào cờ được diễn ra với không khí như thế nào?

A. Vui tươi, hài hước.

B. Lãng mạn, tình cảm.

C. Nhộn nhịp, đông vui.

D. Trang trọng, thiêng liêng.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Dấu hai chấm được sử dụng trong câu “Các em học sinh của trường xếp thành hình bản đồ Việt Nam với hai quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa” có tác dụng gì?

A. Báo hiệu phần giải thích cho bộ phận đứng trước dấu hai chấm.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật trong truyện.

C. Báo hiệu phần giải thích cho sự xuất hiện của nhân vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Buổi lễ chào được được diễn ra với trình tự như thế nào?

A. Sự việc sau kể trước, việc diễn ra sau kể trước theo trình tự ngược thời gian.

B. Sự việc có trước kể trước, việc diễn ra sau kể sau theo trình tự thời gian.

C. Sự vật quan trọng kể trước, việc không hay kể sau.

D. Sự kiện không vui kể trước, sự việc vui kể sau.

Câu 3: Trong quá trình diễn ra buổi lễ, học sinh nên làm gì?

A. Nói chuyện với các bạn.

B. Dành thời gian ăn sáng.

C. Đọc sách, báo chí.

D. Tập trung lắng nghe.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tại sao buổi lễ lại gây ấn tượng khó quên đối với các bạn học sinh?

A. Buổi lễ có những tiết mục ca nhạc rất hay.

B. Buổi lễ có những điệu múa rất đẹp và ý nghĩa.

C. Buổi lễ có sự tham gia của tất cả mọi người.

D. Buổi lễ có hoạt động xếp thành hình bản đồ Việt Nam rất ý nghĩa.

Câu 2: Đâu là hoạt động ý nghĩa được tổ chức trong ngày chào cờ?

A. Học sinh toàn trường vỗ tay sau mỗi tiết mục văn nghệ.

B. Học sinh toàn trường cùng nhau nắm tay hát vang bài hát “Em đi học”.

C. Học sinh toàn trường mặc áo màu cờ tổ quốc.

D. Học sinh toàn trường mặc quần áo đồng phục.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay