Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều Bài đọc 3: giặt áo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài đọc 3: giặt áo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI ĐỌC3: GIẶT ÁO

(18 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Giặt áo.

A. Phạm Hoài.

B. Ngọc Mai.

C. Phạm Hổ.

D. Thanh Tịch.

Câu 2: Bài thơ có mấy khổ?

A. 2 khổ thơ.

B. 3 khổ thơ.

C. 4 khổ thơ.

D. 5 khổ thơ.

Câu 3: Trong vườn ngập tràn âm thanh của

A. Tiếng sáo.

B. Tiếng đàn.

C. Tiếng kèn.

D. Tiếng trống.

Câu 4: Bài thơ Giặt áo nhắc đến những nhân vật nào?

A. Mẹ và nắng.

B. Mẹ và mưa.

C. Bạn nhỏ và nắng.

D. Bạn nhỏ và mưa.

Câu 5: Điều gì đã nhắc em giặt quần, giặt áo?

A. Hạt mưa.

B. Chim sơn ca.

C. Nắng đẹp.

D. Sương thu.

Câu 6: Bạn nhỏ sử dụng dụng cụ nào để giặt quần áo?

A. Thanh tre.

B. Găng trắng.

C. Rổ nhựa.

D. Cành cây.

Câu 7: Quần áo sau khi giặt xong sẽ như thế nào?

A. Sạch sẽ.

B. Như mới.

C. Thơm tho.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đôi tay của bạn nhỏ được miêu tả như thế nào?

A Lấp lánh.

B. Trắng hồng.

C. Mềm mại.

D. Cả A và B.

Câu 9: Đâu là từ viết sai chính tả:

A. Tiếng xáo.

B. Sạch sẽ.

C. Trắng hồng.

D. Xuống núi.

Câu 10: Tâm trạng của bạn nhỏ trong bài thơ là gì?

A. U buồn.

B. Vui tươi.

C. Trầm lắng.

D. Chán nản.

 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Đâu là những công việc em thường làm ở nhà?

A. Lau nhà

B. Dọn dẹp đồ đạc.

C. Giúp đỡ bố mẹ.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải là từ ngữ chỉ đồ làm việc?

A. Găng tay.

B. Chổi quét nhà

C. Tủ lạnh

D. Khăn lau.

Câu 3: Đâu không phải là từ ngữ chỉ đồ dùng học tập?

A. Máy chơi game.

B. Tẩy gôm.

C. Bút chì.

D. Giấy kiểm tra.

Câu 4: Đâu là đồ vật sắc nhọn em không nên đụng vào?

A. Khăn lau nhà.

B. Túi ni-lông.

C. Bát ăn cơm.

D. Dao gọt hoa quả.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Nhanh nhẹn là từ ngữ chỉ

A. Công việc em làm ở nhà.

B. Đồ dùng để làm việc.

C. Cách làm việc.

D. Tư thế làm việc.

Câu 2: Nắng xuống núi diễn tả điều gì?

A. Trời đang rất nắng.

B. Nắng đang tắt dần.

C. Nắng bừng lên.

D. Nắng đầy trời.

Câu 3: Thành quả sau một ngày vất vả của bạn nhỏ là gì?

A. Quần áo sạch sẽ, thơm mùi nắng mới.

B. Quần áo sạch sẽ nhưng không còn mùi thơm.

C. Quần áo bị rách do hoạt động mạnh.

D. Quần áo nhiều mùi đồ ăn.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Câu thơ “Nắng vẫn còn đây/ Áo thơm bên gối” được hiểu như thế nào?

A. Mùi nắng mới vẫn còn vương trên áo bạn nhỏ.

B. Ánh nắng vẫn ngập tràn trong tâm trí bạn nhỏ.

C. Chiếc áo thơm mùi nắng là thành quả lao động vất vả của bạn nhỏ.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay