Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 8 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập so sánh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 8 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập so sánh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 8 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập so sánh
Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 8 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Luyện tập so sánh

TUẦN 8: EM LÀ ĐỘI VIÊN

BÀI 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh nào được so sánh trong câu thơ sau

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

                                                                                            (Hồ Chí Minh)

A. Trẻ em so sánh với búp trên cành.

B. Trẻ em so sánh với biết ăn, biết ngủ

C. Trẻ em so sánh với biết học hành

D. Đáp án khác

Câu 2: Hình ảnh nào được so sánh trong câu thơ sau

“Những đêm nào trăng khuyết

   Trông giống con thuyền trôi.”

                                                                                            (Nhược Thủy)

A. Trẻ em so sánh với búp trên cành.

B. Trăng khuyết so sánh với con thuyền trôi.

C. Đêm so sánh với con thuyền trôi

D. Đáp án khác

Câu 3: Hình ảnh nào được so sánh trong câu văn sau “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.”

                                                                                            (Vũ Tú Nam)

A. Cây gạo so sánh với tháp đèn khổng lồ.

B. Bông hoa so sánh với ngọn lửa hồng tươi.

C. Búp nõn so sánh với ánh nến trong xanh

D. Đáp án khác

Câu 4: Từ ngữ khác có thể thay thế cho từ so sánh “như” là

A. giống

B. tựa như

C. chăng bằng

D. hơn

Câu 5: Điền vào chỗ trống sau “ ...ân trọng”

A. ch

B. tr

C. ng

D. kh

Câu 6: Điền vào chỗ trống sau “ nh... nhượng”

A. an

B. ân

C. âng

D. ang

Câu 7: Điền vào chỗ trống sau “...uyện cổ tích”

A. tr

B. ch

C. kh

D. ng

Câu 8: Đâu là tên riêng có trong câu ca dao dưới đây

“Tiếng lành Bình Định tốt nhà,

Phú Yên tốt lúa, Khánh Hòa tốt trâu”

A. Bình Định

B. Phú Yên

C. Khánh Hòa

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Điền chữ “ch” hoặc “tr” thích hợp vào chỗ trống

“ Nắng  ...ưa giữa lớp ...ời xanh

...im non học chữ ...ên cành líu lo”

A. ch/ tr/ ch/ tr

B. tr/ tr/ ch/ tr

C. ch/ ch/ ch/ tr

D. tr/ tr/ tr/ tr

Câu 10: Điền chữ “ch” hoặc “tr” thích hợp vào chỗ trống

“ Lúc kể ...uyện, lúc ngâm thơ

...ong veo đôi mắt nhìn tờ lá non”

A. ch/ tr

B. tr/ tr

C. ch/ ch

D. tr/ tr

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Đặt câu có hình ảnh so sánh dựa vào gợi ý dưới đây

A. Vầng trăng khuyết tựa như một cánh diều trắng bay lượn trên bầu trời

B. Vầng trăng khuyết tựa như con thuyền trên mặt biển

C. Vầng trăng khuyết tựa như hình lưỡi liềm

D. Cả A, B, C

Câu 2: Đặt câu có hình ảnh so sánh dựa vào gợi ý dưới đây

A. Chiếc lá trầu bà có hình giống như một hình trái tim.

B. Chiếc là trầu bà giống như một hình trái tim

C. Vầng trăng khuyết tựa như hình lưỡi liềm

D. Cả A, B, C

Câu 3: Điền vần “an” hoặc “ang” thích hợp vào chỗ trống

“ B... mai thức giấc rộn r...

L... gió như cũng ngỡ ng... reo ca”

A. Bang/ ran/ Lộng/ ngang

B. Ban/ ràng/ Làn/ ngàng

C. Ban/ rang/ Lộng/ ngan

D. Ban/ ràng/ Làng/ ngàng

Câu 4: Điền vần “an” hoặc “ang” thích hợp vào chỗ trống

“ Tiếng trống v... gọi gần xa

Chào năm học mới ch... hòa yêu thương”

A. van/ chan

B. vang/ chan

C. vang/ chán

D. váng/ chàng

Câu 5: Từ “vời vợi” trong câu thơ “Như lời ru vời vợi” có nghĩa là gì?

A. Sâu lắng

B. Cao vút

C. Miên man

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây là câu cảm?

A. Ôi! Quê hương ta đẹp quá!

B. Thế thì con biết làm thế nào được!

C. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

D. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm “Con mèo này bắt chuột giỏi”

A. Con mèo này bắt chuột rất giỏi.

B. Con mèo này biết bắt chuột

C. Con mèo này không bắt được chuột

D. Con mèo này bắt chuột giỏi thật!

Câu 2: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm “Bạn Thư chăm chỉ”

A. Bạn Thư là học sinh như thế nào?

B. Bạn Thư học hành rất chăm chỉ

C. Bạn Thư thật là chăm chỉ!

D. Đáp án khác.

Câu 3: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm “Bạn Gia Linh học giỏi”

A. Bạn Gia Linh là học sinh như thế nào?

B. Bạn Gia Linh học thật giỏi!

C. Bạn Gia Linh là một học sinh giỏi!

D. Đáp án khác.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy viết một câu cảm thể hiện cảm xúc khi xem một bộ phim hay?

A. Bộ phim này hay quá!

B. Bộ phim này rất hay

C. Bộ phim này rất đáng xem.

D. Bộ phim này có hay không?

Câu 2: Em hãy viết một câu cảm thể hiện cảm xúc khi em nhìn thấy con vật lạ?

A. Thật tuyệt vời! Bộ phim này hay quá!

B. Con vật này sao lạ thế?

C. Con vật này lạ quá!

D. Đáp án khác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay