Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều CĐF Bài 8: Câu lệnh lặp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐF Bài 8: Câu lệnh lặp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 8: CÂU LỆNH LẶP

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10câu)

Câu 1: Khi có một (hay nhiều) thao tác cần được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng

A. Cấu trúc vòng

B. Cấu trúc so sánh

C. Cấu trúc lặp

D. Cấu trúc rẽ nhánh

Câu 2: Có mấy loại cấu trúc lặp

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 3: Câu lệnh với số lần lặp được biết trước

A. for

B. while

C. if

D. in

Câu 4: Câu lệnh với số lần lặp không biết trước

A. for

B. while

C. if

D. in

Câu 5: Cấu trúc lặp với số lần biết trước là

A. for in range(m,n)

B. for in range(m,n):

C. while <Điều kiện>:

D. for in range(m,n)

Câu 6: Cấu trúc lặp với số lần không biết trước là

A. while <Điều kiện>;

B. while <Điều kiện>:

C. for in range(m,n):

D. for in range(m,n)

Câu 7: Cho bài toán tính tổng s=1+2+3+...+n. Để giải bài toán trên ta có thể dùng

A. Hàm toán học sqrt()

B. Cấu trúc rẽ nhánh.

C. Cấu trúc lặp.

D. Hàm ceil()

Câu 8: <Điều kiện> trong câu lệnh lặp với số lần không biết trước là

A. Hàm toán học.

B. Biểu thức quan hệ.

C. Biểu thức số học.

D. Biểu thức logic.

Câu 9: Vòng lặp với số lần không biết trước kết thúc khi

A. <Điều kiện> bằng 0.

B. <Điều kiện> lớn hơn 0.

C. <Điều kiện> đúng.

D. <Điều kiện> sai.

Câu 10: Hàm range(101) sẽ tạo ra

A. một dãy số từ 1 đến 101.

B. một dãy số từ 0 đến 100.

C. một dãy số ngẫu nhiên 101.

D. 101 số ngẫu nhiên.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Cho đoạn chương trình

a=5

b=7

X = (a<b or a<0) and (b<0)

Giá trị của X là

A. True

B. False

C. True hoặc False

D. Chương trình báo lỗi.

Câu 2: Cho đoạn lệnh sau

Trên màn hình i có các giá trị là

A. 0 1 2 3 4 5

B. 1 2 3 4 5

C. 1 2 3 4

D. 0 1 2 3 4

Câu 3: Cho đoạn lệnh sau

Trên màn hình i có các giá trị là

A. 0 1 2 3 4 5

B. 1 2 3 4 5

C. 1 2 3 4

D. 0 1 2 3 4

Câu 4: Cho đoạn chương trình sau

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là

A. 16

B. 15

C. 1

D. 21

Câu 5: Cho đoạn chương trình sau

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là

A. 15

B. 10

C. 9

D. 5

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Câu lệnh thể hiện lặp với số lần không biết trước phải sử dụng một biểu thức logic làm điều kiện lặp.

B. Dùng câu lệnh for ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần không biết trước.

C. Dùng câu lệnh while ta cũng thể hiện được cấu trúc lặp với số lần biết trước.

D. Trong Python có 2 dạng lặp: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.

Câu 7: Cho đoạn chương trình sau

Đoạn chương trình trên tính tổng s=1+2+3+...+10, <điều kiện> là

A. i>10

B. i>=10

C. i==10

D. i<=10

Câu 8: Cho đoạn chương trình sau

Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần

A. 3.   

B. 5.   

C. 6.  

D. 4.  

Câu 9: Cho đoạn chương trình sau

Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần

A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 10: Hàm range(101, 1, -1) sẽ tạo ra

A. một dãy số từ 100 về 2

B. một dãy số từ 101 về 2

C. một dãy số từ 100 về -1

D. một dãy số từ 101 về 1

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Số đáp án đúng là

(1)  Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc lặp.

(2)  Trong Python chỉ có câu lệnh lặp white để thể hiện cấu trúc lặp.

(3)  Trong Python chỉ có câu lệnh lặp for để thể hiện cấu trúc lặp.

(4)  Có thể sử dụng câu lệnh while để thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp biết trước.

(5)  Có thể sử dụng câu lệnh for để thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp chưa biết trước.

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Câu 2: Trong các chương trình trò chơi truyền hình, người dẫn chương trình thường đếm ngược để bắt đầu trò chơi. Em hãy viết chương trình nhập một số nguyên n, sau đó in ra các giá trị từ n về 1 để mô phỏng quá trình đếm ngược

A. n = int(input("Nhập n: "))

for i in range(0, n)

    print(n - i)

B. n = int(input("Nhập n: "))

for i in range(0, n):

    print(n)

C. n = int(input("Nhập n: "))

for i in range(0, n):

    print(n - i)

D. n = int(input("Nhập n: "))

for i in range(0, n, 1):

    print(n - i)

Câu 3: Em hãy viết chương trình cho dãy số 1, 4, 7, 10,... Tìm phần tử lớn nhất của dãy nhưng nhỏ hơn 100

A. k=1

while k<=100:

    k=k+3

print("Giá trị lớn nhất của dãy nhỏ hơn 100 là: ", k)

B. k=1

while k<=100:

    k=k+3

    k=k-3

print("Giá trị lớn nhất của dãy nhỏ hơn 100 là: ", k)

C. k=1

while k<100:

    k=k+3

    k=k-3

print("Giá trị lớn nhất của dãy nhỏ hơn 100 là: " k)

D. k=1

while k<100:

    k=k+3

    k=k-3

print("Giá trị lớn nhất của dãy nhỏ hơn 100 là: ", k)

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

 

Câu 1:Mẹ em dự định gửi tiết kiệm một khoản tiền tại một ngân hàng có lãi suất 5% một năm, nghĩa là sau mỗi năm tiền lãi nhận được là 5% số tiền gửi. Hết một năm, nếu mẹ không rút tiền thì cả vốn lẫn lãi sẽ tự động được gửi tính cho năm tiếp theo. Em hãy viết chương trình nhập vào số tiền T (đơn vị triệu đồng) sau đó tính và đưa ra 10 dòng, mỗi dòng ghi số tiền sau mỗi năm trong 10 năm gửi liên tiếp cả gốc lẫn lãi để mẹ tham khảo

A. T = float(input("Nhập số tiền: "))

for i in range(10):

    T = T ** (1 + 5/100)

    print(T)

B. T = float(input("Nhập số tiền: "))

for i in range(10):

    T = T * (1 + 5/100)

    print(T)

C. T = float(input("Nhập số tiền: "))

for i in range(10):

    T = T * (1 + 5/100)

    print(“T”)

D. T = float(input("Nhập số tiền: "))

for i in range(10):

    T = T ^ (1 + 5%100)

    print(T)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay