Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 17. Biến và lệnh gán

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17. Biến và lệnh gán. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

 

BÀI 17. BIẾN VÀ LỆNH GÁN

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Tên (định danh) của một vùng nhớ dùng để lưu trữ giá trị (dữ liệu) và giá trị đó có thể được thay đổi khi thực hiện chương trình là khái niệm của

A. Con trỏ.

B. Ẩn.

C. Biến.

D. Hằng.

Câu 2: Biến trong Python được tạo ra khi thực hiện

A. Lệnh khởi tạo.

B. Lệnh nhập.

C. Lệnh gán.

D. Lệnh bằng.

Câu 3: Cú pháp của lệnh gán là

A. <biến> = <giá trị>

B. <biến> == <giá trị>

C. <biến> := <giá trị>

D. <biến> > <giá trị>

Câu 4: Có thể thực hiện tất cả các phép toán thông thường như +, -, *, /,… trên các biến

A. Có cùng kiểu dữ liệu số nguyên.

B. Có cùng kiểu dữ liệu.

C. Có cùng kiểu dữ liệu số thực.

D. Có cùng kiểu dữ liệu số.

Câu 5: Biến trong Python được xác định kiểu dữ liệu

A. Tại thời điểm gán giá trị.

B. Tại thời điểm khai báo kiểu dữu liệu cho biến.

C. Tại thời điểm thực hiện biểu thức số học.

D. Tại thời điểm thực hiện câu lệnh print().

Câu 6: Các từ đặc biệt tham gia vào cấu trúc của ngôn ngữ lập trình, không được phép đặt tên biến hay các định danh trùng là

A. Câu lệnh.

B. Từ khóa.

C. Khóa.

D. Định danh mẫu.

Câu 7: Đâu không phải quy tắc đặt tên biến trong Python

A. Không trùng với từ khóa.

B.  Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.

C. Không bắt đầu bằng chữ in hoa.

D. Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.

Câu 8: Quy tắc đặt tên biến là

A. Chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới “_”.

B. Không bắt đầu bằng chữ số.   

C. Phân biệt chữ hoa và chữ thường.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Ta thường gặp biểu thức số học ở

A. Phần giữa của một chương trình. 

B. Vế trái của một phép gán. 

C. Phần cuối của một câu lệnh.

D. Vế phải của một phép gán. 

Câu 10: Xác định biến trong đoạn chương trình dưới đây

x=1

print(x)

A. 1.

B. x.

C. 1, x.

D. Không có biến nào. 

Câu 11: Trong bài toán giải phương trình ax+b=0 có các biến là

A. a, b, x.

B. a, b.

C. x.

D. Không có biến nào. 

Câu 12: Trong những biến sau, tên biến nào đặt sai quy tắc

A. x y

B. x12

C. _xx

D. X56

Câu 13: Phép gán nào dưới đây đúng

A. x:3

B. x:=3

C. x=3

D. x==3

Câu 14: Phép chia lấy phần nguyên trong Python kí hiệu là

A. %

B. /

C. div

D. //

Câu 15: Phép chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là

A. %      

B. // 

C. /

D. div

Câu 16: Phép lũy thừa trong Python kí hiệu là

A. ^

B.  *

C. **

D. n(m)

Câu 17: Phép lặp n lần xâu gốc trong Python kí hiệu là

A. ^n

B. (n)

C. **n

D. *n

Câu 18: Phép nối hai xâu kí tự trong Python kí hiệu là

A. * 

B. ^ 

C. &

D. + 

Câu 19: Đâu không phải một từ khóa trong Python

A. if

B. key

C. or

D. for 

Câu 20: Đâu không phải một từ khóa trong Python

A. close

B. while

C. return

D. continue 

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không phải lệnh gán trong python

A. cd = 50

B. a + b = 100

C. a = a * 2

D. a = 10

Câu 2: Tìm lỗi sai trong khai báo biến nguyên Max sau đây

Max = 2021.

A. Câu lệnh đúng.

B. Dư dấu “=”.

C. Tên biến trùng với từ khoá.

D. Dư dấu “.”.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về biến

A. Trong câu lệnh >>> x = 10, biến x nhận giá trị 10.

B. Trong quá trình thực hiện chương trình, giá trị của biến có thể thay đổi. 

C. m123&b là một tên biến không hợp lệ.

D. Dù lập trình bằng ngôn ngữ nào, ta cũng phải sử dụng biến để lưu dữ liệu cần thiết cho chương trình.  

Câu 4: Biểu thức  chuyển sang Python là

A. (x+y)***2

B. (x+y)**2

C. (x+y)*2

D. (x**2+y**2)

Câu 5: Biểu thức (xy+x):(x-y) chuyển sang Python là

A. (xy+x)/(x-y)

B. (x*y+x)//(x-y)

C. (x*y+x)/x-y

D. (x*y+x)/(x-y)

Câu 6: Biểu thức (3.2 +2x-1):(4-x) chuyển sang Python là

A. 3*2 + 2*x -1  /  4 – x

B. (3*2 + 2*x -1)/(4 – x)

C. 3*2 + 2*x -1/(4 – x)

D. (3*2 + 2*x -1)/4 – x

Câu 7: Lệnh sau đây cho kết quả là bao nhiêu

>>> (12 - 10//2)**2 - 1

A. 11.

B. 19.

C. 32.

D. 48.

Câu 8: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây

x=6

y=2

print(x//y)

A. 6

B. 2

C. 3

D. 0

Câu 9: Lệnh sau đây cho kết quả là bao nhiêu

>>>9*2 + 8**3//3 + 20%3

A. 190

B. 172

C. 178

D. 184

Câu 10: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây

A=30

B=4

print(A//B)

A. 7

B. 7.5

C. 8

D. 9

Câu 11: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây

A=76

B=8

print(A%B)

A. 4

B. 2

C. 9

D. 8

Câu 12: Kết quả khi chạy đoạn chương trình dưới đây

s= 18-2**2+5%2

print(s)

A. 15

B. 16

C. 18

D. 19

Câu 13: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì

>>> print ("đồ rê mi"*3 + "pha son la si đô"*2)

A. đồ rê mi *3 pha sin la si đô *2

B. đồ rê mi 3 pha son la si đô 2

C. đồ rê mi đồ rê mi đồ rê mi pha son la si đô pha son la si đô

D. đồ rê mi đồ rê mi pha son la si đô pha son la si đô pha son la si đô

Câu 14: Để tính diện tích đường tròn bán kính R, với pi = 3,14, biểu thức nào sau đây trong Python là đúng

A. S:=2(R)*pi

B. S:=R*R*pi

C. S=R*R*pi

D. S:=R^2*pi

Câu 15: Chuyển biểu thức sau sang Python

A. (2*x+1)/(x+2)

B. (2*x+1)(x+2)

C. (2*x+1) :(x+2)

D. 2*x+1/x+2

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Lệnh sau có lỗi gì

>>> x = 1

>>> 123a = x + 1

A. Lỗi cú pháp.

B. Giá trị không xác định.

C. Giá trị cần tính quá lớn.

D. Lỗi không tồn tại.

Câu 2: Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau 1 x 3 x 5 x 7 = 105

A. print ("1*3*5*7", 1*3*5*7)

B. print ("1*3*5*7=1*3*5*7”)

C. print ("1*3*5*7=", 1*3*5*7)

D. print ("1*3*5*7, 1*3*5*7”)

Câu 3: Em hãy viết các câu lệnh tương ứng trong Python để tính số tiền (sotien) cần thanh toán khi mua một số thiệp mừng năm mới (ki hiệu là soluong) với đơn giá 1 thiệp là dongia đồng

A. sotien = ‘dongia*soluong’

B. ‘sotien’ = dongia*soluong

C. “sotien = dongia*soluong”

D. sotien = dongia*soluong

Câu 4: Giả sử đơn giá 1 thiệp mừng năm mới là 8500 đồng, soluong thiệp bạn Lan mua là 15 thiệp. Hãy viết các câu lệnh tương ứng trong Python để tính và in ra màn hình số tiền bạn Lan cần thanh toán

A. dongia = 8500

soluong = 15

print (*Số tiền cần thanh toán: *, sotien, "đồng")

B. dongia = 8500

soluong = 15

sotien = dongia*soluong

print (“Số tiền cần thanh toán: ”, sotien, " đồng")

C. dongia = 8500

soluong = 15

sotien = dongia**soluong

print (‘Số tiền cần thanh toán: ‘, sotien, ‘đồng”)

D. dongia = 8500

soluong = 15

sotien = dongia/soluong

print(*Số tiền cần thanh toán: *, sotien, "đồng")

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1:Viết các lệnh để thực hiện việc đổi số giây ss cho trước sang số ngày, giờ, phút, giây, in kết quả ra màn hình. Ví dụ, nếu ss = 684 500 thì kết quả in ra là 684 500 giây = 7 ngày 22 giờ 8 phút 20 giây

A. ss = 684500

x = ss//86400

y = (ss – x*86400)//3600

z = (ss – x*86400 – y*3600)//60

t = ss - x*86400 – y*3600 – z*60

print (“684500 giây = “, t, “ngày”, z, “giờ”, y, “phút”, x, “giây”)

B. ss = 684500

x = ss//86400

y = (ss – x*86400)//3600

z = (ss – x*86400 – y*3600)//60

t = ss - x*86400 – y*3600 – z*60

print (“684500 giây = “, x, “ngày”, y, “giờ”, z, “phút”, t, “giây”)

C. ss = 684500

x = ss%86400

y = (ss – x*86400)%3600

z = (ss – x*86400 – y*3600)%60

t = ss - x*86400 – y*3600 – z*60

print (“684500 giây = “, x, “ngày”, y, “giờ”, z, “phút”, t, “giây”)

D. ss = 684500

x = ss/86400

y = (ss – x*86400)/3600

z = (ss – x*86400 – y*3600)/60

t = ss - x*86400 – y*3600 – z*60

print (“684500 giây = “, t, “ngày”, z, “giờ”, y, “phút”, x, “giây”)

Câu 2:Viết các lệnh để thực hiện đổi giá trị của hai biến x, y

A. x = y

y = z

B. z = x

x = y

y = z

C. x = y

y = x

D. z = x

y = z

Câu 3: Mảnh vườn trồng cúc đại đoá có chiều rộng m mét, chiều dài n mét. Mỗi mét vuông trồng được một khóm hoa. Mỗi khóm hoa bán được a nghìn đồng. Em hãy viết chương trình để đưa ra màn hình tổng số tiền thu được khi bán hết hoa trong vườn. Hay chạy chương trình với bộ dữ liệu đầu vào m = 5, n = 18, a = 30

A. m = 5

n = 18

a = 30

print("Tổng số tiền thu được là:, m * n * a”)

B. m = 5

n = 18

a = 30

print("Tổng số tiền thu được là:, m * n / a”)

C. m = 5

n = 18

a = 30

print("Tổng số tiền thu được là: ", m / n * a)

D. m = 5

n = 18

a = 30

print("Tổng số tiền thu được là: ", m * n * a)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay