Trắc nghiệm tin học 10 kết nối bài 5: Dữ liệu logic

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Dữ liệu logic. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tin học 10 kết nối bài 5: Dữ liệu logic
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối bài 5: Dữ liệu logic
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối bài 5: Dữ liệu logic
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối bài 5: Dữ liệu logic
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối bài 5: Dữ liệu logic
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối bài 5: Dữ liệu logic

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Mệnh đề có tính chất nào sau đây?

A. Đúng hoặc sai.

B. Chỉ sai.

C. Chỉ đúng.

D. Đúng và sai.

Câu 2: Mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?

A. 9 là số nguyên tố.

B. 5 là hợp số.

C. 0 không là số nguyên tố, cũng không là hợp số.

D. 3,2 là số vô tỉ.

Câu 3: Các đại lượng lôgic có thể nhận các giá trị nào sau đây?

A. Đúng hoặc Sai

B. Lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

C. Bằng nhau.

D. Không thể nhận giá trị nào.

Câu 4: Trong ngôn ngữ lập trình, các biến hay hàm có thể mang giá trị lôgic hay không?

A. Không

B. Có

C. Vừa có vừa không.

D. Không thể mang giá trị lôgic.

Câu 5: Phép hội, hay còn gọi là phép nhân lôgic được kí hiệu bởi từ tiếng anh nào?

A. OR.

B. AND.

C. NOT.

D. MORE.

Câu 6: Phép tuyển (phép cộng lôgic) của 2 mệnh đề đúng cho ra kết quả là gì?

A. Sai

B. Không có giá trị.

C.  Sai hoặc Đúng.

D. Đúng.

Câu 7: Trong một biểu thức lôgic, phép nào được thực hiện trước tiên?

A. Phép tuyển.

B. Phép hợp.

C. Các phép toán trong dấu ngoặc.

D. Đồng thời tất cả.

Câu 8: Các giá trị lôgic “Đúng” và “Sai” được thể hiện lần lượt trong đại số lôgic bởi số nào?

A. 1 và 0.

B. 0 và 1.

C. 2 và 1.

D. -1 và 1.

Câu 9: Cần ít nhất bao nhiêu bit để biểu diễn dữ liệu lôgic?

A. 0

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 10: Kết quả của phép hội mệnh đề p và mệnh đề phủ định của p là gì?

A. 1

B. 0

C. Không có kết quả

D. 1 hoặc 0

Câu 11: Trong ngôn ngữ lập trình Python, giá trị đúng thể hiện bởi:

A. Bất kì số nào khác 0

B. Đ

C. Đúng

D. 0

Câu 12: Để biểu diễn dữ liệu lôgic, có ngôn ngữ lập trình dùng 2 kí tự nào sau đây?

A. T và F.

B. Đ và S.

C. D và S.

D. Không sử dụng kí tự nào.

Câu 13: Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

A. 9 là số chính phương.

B. 23 là số nguyên tố.

C. 10 là số nguyên tố và là số tự nhiên nhỏ nhất có 2 chữ số

D. 0 là số tự nhiên nhỏ nhất có 1 chữ số.

Câu 14: Cho mệnh đề “9 là số nguyên tố”, tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề trên?

A. “5 là số nguyên tố”.

B. “9 không phải là số tự nhiên”.

C. “0 là số tự nhiên”.

D. “9 là không là số nguyên tố”

Câu 15: Tìm mệnh đề hội của 2 mệnh đề: “Nam chăm chỉ” và “Nam học rất giỏi”?

A. Nam học rất giỏi hoặc Nam chăm chỉ.

B. Nam chăm chỉ và Nam học rất giỏi.

C. Nam không chăm chỉ và Nam học rất giỏi.

D. Nam chăm chỉ nhưng Nam không học giỏi.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?

A. 0 không là số nguyên tố, cũng không là hợp số.

B. 3,2 là số vô tỉ.

C. 5 là hợp số.

D. 9 là số nguyên tố.

Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình, các biến hay hàm có thể mang giá trị lôgic hay không?

A. Không.

B. Vừa có vừa không.

C. Có.

D. Không thể mang giá trị lôgic.

Câu 3: Phép toán p AND q chỉ đúng khi nào?

A. Khi cả p và q đều đúng

B. Khi ít nhất một trong p hoặc q đúng

C. Khi p và q có giá trị khác nhau

D. Cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng

Câu 4: Cho a, b là hai số tự nhiên. Mệnh đề nào sai?

A. Nếu a, b là hai số lẻ thì ab lẻ

B. Nếu a chẵn và b lẻ thì ab lẻ

C. Nếu a và b lẻ thì a + b chẵn

D. Nếu a2 lẻ thì a lẻ

Câu 5: Các đại lượng lôgic có thể nhận các giá trị nào sau đây?

A. Lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

B. Đúng hoặc Sai

C. Bằng nhau.

D. Không thể nhận giá trị nào.

Câu 6: Phép tính nào cho giá trị đúng khi p và q có giá trị khác nhau?

A. p AND q

B. p OR q

C. NOT p

D. p XOR q

Câu 7: Cần bao nhiêu bít để biểu diễn dữ liệu lôgic?

A. 8

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 8: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sau đây có mệnh đề đảo sai?

A. Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau

B. Tứ giác là hình bình hành thì có hai cặp cạnh đối bằng nhau

C. Tam giác đều thì có ba góc có số đo bằng 60°

D. Một tứ giác có bốn góc vuông thì tứ giác đó là hình chữ nhật 

Câu 9: Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề?

(I) Hãy mở cửa ra!

(II) Số 20 chia hết cho 8

(III) Số 17 là một số nguyên tố.

(IV) Bạn có thích ăn phở không?

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 10: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. Một tam giác là tam giác vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại

B. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau

C. Một tam giác là tam giác đều khi và chủ khi nó có hai đường trung tuyến bằng nhau và có một góc bằng 60°

D. Một tứ giác là hình chữ nhật khi và chỉ khi nó có 3 góc vuông 

Câu 11: Cho mệnh đề: "Với mọi số nguyên n không chia hết cho 3, n2 - 1 chia hết cho 3". Mệnh đề phủ định của mệnh đề trên là mệnh đề nào dưới đây?

A. "Tồn tại số nguyên n không chia hết cho 3, n2 - 1 không chia hết cho 3"

B. "Tồn tại số nguyên n chia hết cho 3, n2 - 1 chia hết cho 3"

C. "Tồn tại số nguyên n không chia hết cho 3, n2 - 1 chia hết cho 3"

D. "Tồn tại số nguyên n chia hết cho 3, n2 - 1 không chia hết cho 3"

Câu 12: Ví dụ nào sau đây là ví dụ về 2 trạng thái đối lập đều có thể quy về đại lượng logic

A. Nam/ Nữ

B. Ảnh màu/ ảnh đen trắng

C. Đèn bật/ tắt

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Cho biểu thức lôgic (NOT X) AND (NOT y) như bảng sau. Em hãy cho biết kết quả nào sai?

A. A

B. B

C. C

D. D

Câu 14: Đâu là thông tin có hai giá trị đối lập, có thể quy về kiểu lôgic?

A. Đáp án đúng/ Đáp án sai

B. Có mùi/ Không mùi

C. Trời sáng/ Trời tối

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Phép tính p OR q là phép toán logic như thế nào?

A. Chỉ đúng khi cả p và q đều đúng

B. Đúng khi ít nhất một trong p hoặc q đúng

C. Cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng

D. Chỉ đúng khi p và q có giá trị khác nhau

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy tính giá trị của biểu thức lôgic (NOT x) OR (NOT y) với giá trị của x và y lần lượt là 0 và 0

A. 1

B. 0

C. 11

D. 00

Câu 2: Em hãy tính giá trị của biểu thức lôgic (NOT x) OR (NOT y) với giá trị của x và y lần lượt là 1 và 1

A. 1

B. 01

C. 0

D. 10

Câu 3: Một số hình vẽ trên mặt phẳng có thể biểu diễn qua các biểu thức lôgic có yếu tố toạ độ. Ví dụ Hình 5.1a được biểu diễn bởi biểu thức (x ≥ 0) AND (y ≥ 0) AND (x + y ≤ 1). Em hãy viết biểu thức lôgic tương ứng với các Hình 5.1b

A. (x2+y2≤1) AND (x≥0)

B. x+y≤1

C. (x≤1) AND (y≤1)

D. Đáp án khác

Câu 4: Em hãy viết biểu thức lôgic tương ứng với các Hình 5.1c

A. (x2+y2≤1) AND (x≥0)

B. x+y≤1

C. (x≤1) AND (y≤1)

D. đáp án khác

Câu 5: Cho mệnh đề p là “Hùng khéo tay”, q là “Hùng chăm chỉ”. Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề “p AND NOT q”;

A. Hùng không khéo tay và Hùng không chăm chỉ

B. Hùng khéo tay và Hùng không chăm chỉ

C. Hùng khéo tay và Hùng chăm chỉ

D. Hùng không khéo tay và Hùng chăm chỉ

Câu 6: Cho mệnh đề p là “Hùng khéo tay”, q là “Hùng chăm chỉ”. Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề “p OR q”

A. Hùng không khéo tay hoặc Hùng chăm chỉ

B. Hùng khéo tay hoặc Hùng không chăm chỉ

C. Hùng không khéo tay hoặc Hùng không chăm chỉ

D. Hùng khéo tay hoặc Hùng chăm chỉ

Câu 7: Cho Bảng 5.3 như sau. Phương án nào có kết quả sai?

A. A

B. B

C. C

D. D

Câu 8: Một hình tạo bởi nửa hình tròn đơn vị và một hình chữ nhật trong mặt phẳng toạ độ như minh hoạ trong Hình 5.4. Hãy viết biểu thức logic mô tả hình vẽ.

A. (x ≤1 ˄ −1≤y≤ 1− x 2)

B. ( x ≤2 ˄ −1≤y≤ 1− x 2 )

C. ( x ≤1 ˄ −1≤y≤ 2− x 2 )

D. ( x 1 ˄ −1≤y≤ 1− x 2 )

Câu 9: phát biểu nào sau đây là đúng

A. p ˄ q¯ luôn luôn bằng 0

B. còn p ˅ q¯ luôn luôn bằng 1.

C. p ˄ q¯ luôn luôn bằng 1

D. A và B đều đúng

Câu 10: Cho một mạch điện nối tiếp có hai công tắc K1 và K2, nối với một bóng đèn như Hình 5.5. Giá trị lôgic của đèn được tính qua giá trị lôgic của các công tắc K1 và K2 như thế nào?

A. Đèn chỉ sáng khi cả hai công tắc cùng mở

B. Đèn chỉ sáng khi cả hai công tắc cùng đóng.

C. Đèn chỉ sáng khi K1 đóng, K2 mở

D. Đèn chỉ sáng khi K1 mở, K2 đóng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay