Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC
BÀI 14. LÀM VIỆC VỚI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỜNG VÀ VĂN BẢN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Hình khối là
A. Đối tượng cơ bản trong Inkscape và xác định bởi các các thông số độ dài và góc.
B. Đối tượng được định nghĩa sẵn trong Inkscape và xác định bởi các đồ thị toán học.
C. Đối tượng được định nghĩa sẵn trong Inkscape và xác định bởi các tính chất toán học chặt chẽ.
D. Đối tượng cơ bản trong Inkscape và xác định bởi các thông số cạnh và góc.
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Đối tượng tự do dạng đường do (1)………. tạo ra, là tổ hợp của một hay nhiều (2)……… hoặc thẳng (3)……… với nhau”
A. (1) người dùng; (2) đồ thị cong; (3) giao.
B. (1) người dùng; (2) đường cong; (3) giao.
C. (1) người dùng; (2) đoạn cong; (3) nối lại.
D. (1) người dùng; (2) đồ thị cong; (3) nối lại.
Câu 3: Mỗi đoạn cong biểu diễn bởi bao nhiêu điểm
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 4: Trong Inkscape, để vẽ đối tượng đường, chúng ta thwucj hiện mấy bước
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 5: Mỗi đoạn cong biểu diễn bởi
A. Hai điểm đầu mút và hai điểm điều khiển.
B. Hai điểm đầu mút và một điểm điều khiển.
C. Hai điểm đầu mút và ba điểm điều khiển.
D. Hai điểm đầu mút và một đồ thị đường.
Câu 6: Mỗi điểm điều khiển kết hợp với một điểm đầu mút tạo ra
A. Tiếp tuyến của đường cong tại điểm điều khiển tương ứng.
B. Tiếp tuyến của đường cong tại điểm mút tương ứng.
C. Độ cong của nửa đoạn cong.
D. Độ cong của đoạn cong.
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Khi điều chỉnh hình khối ta thu được hình khối mưới với đặc trưng (1)…………, trong khi đó với các đối tượng (2)…………. đường có thể điều chỉnh các đoạn (3)…………. với nhau để tạo ra hình dạng khác”
A. (1) thay đổi; (2) tự do; (3) độc lập.
B. (1) không đổi; (2) tự do; (3) liên kết.
C. (1) không đổi; (2) tự do dạng đường; (3) độc lập.
D. (1) thay đổi; (2) tự do dạng đường; (3) liên kết.
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Các điểm nối giữa các đonạ có thể là điểm (1)………… hoặc điểm (2)………….”
A. (1) neo dọc; (2) neo ngang.
B. (1) neo hướng; (2) neo góc.
C. (1) neo cạnh; (2) neo góc.
D. (1) neo trơn; (2) neo góc.
Câu 9: Smooth nodes là gì và thể hiện như thế nào
A. Điểm neo góc, thể hiện bởi một hình thoi.
B. Điểm neo góc, thể hiện bởi hình vuông hay hình tròn.
C. Điểm neo trơn, thể hiện bởi một hình thoi.
D. Điểm neo trơn, thể hiện bởi hình vuông hay hình tròn.
Câu 10: Corner nodes là gì và thể hiện như thế nào
A. Điểm neo góc, thể hiện bởi hình vuông hay hình tròn.
B. Điểm neo góc, thể hiện bởi một hình thoi.
C. Điểm neo trơn, thể hiện bởi một hình thoi.
D. Điểm neo trơn, thể hiện bởi hình vuông hay hình tròn.
Câu 11: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Độ cong tại mỗi điểm neo phụ thuộc vào (1)………. và (2)…….. tại điểm đó. Độ cong tại mỗi điểm neo thay đổi bằng cách (3)……… điểm chỉ hướng”
A. (1) điểm chỉ hướng; (2) đường chỉ hướng; (3) kéo thả.
B. (1) điểm chỉ hướng; (2) hướng cong; (3) kéo thả.
C. (1) điểm chỉ hướng; (2) đường chỉ hướng; (3) thêm bớt.
D. (1) điểm chỉ hướng; (2) hướng cong; (3) thêm bớt.
Câu 12: Trong Inkscape để chỉnh sửa điểm neo, chúng ta cần thực hiện mấy bước
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 13: Muốn bỏ các tùy chỉnh đã đặt, ta chọn đối tượng văn bản rồi dùng lệnh
A. Text/ Remove Manual.
B. File/ Remove Manual Kerns.
C. Text/ Remove Manual Kerns.
D. Text/ Remove.
Câu 14: Muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta dùng lệnh
A. File/ Put on Path.
B. Text/ Put the Path.
C. Text/ Put in Path.
D. Text/ Put on Path.
Câu 15: Muốn bỏ đặt văn bản theo đường, ta dùng lệnh gì
A. Text/ Remove from Path.
B. File/ Remove from Path.
C. Text/ Remove on Path.
D. Text/ Remove.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Cần ít nhất bao nhiêu điểm để xác định một đường thẳng
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây đúng
A. Khi điều chỉnh hình khối ta thu được hình mới với đặc trưng thay đổi.
B. Không thể điều chỉnh các đối tượng tự do dạng đường.
C. Các đối tượng tự do không thể chỉnh thành hình dạng khác.
D. Hình khối là đối tượng được định nghĩa sẵn trong Inkscape và xác đinh bởi các tính chất toán học chặt chẽ.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Điểm neo góc thể hiện bởi một hình thoi.
B. Độ cong tại mỗi điểm neo phụ thuộc điểm chỉ hướng và đường chỉ hướng.
C. Khi xác định điểm neo trên bản vẽ, cần xác định thêm các đoạn ở giữa để nối các điểm neo có sẵn.
D. Các điểm nối giữa các đoạn có thể là điểm neo trơn hoặc điểm neo góc.
Câu 4: Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là sai khi làm việc với đoạn văn bản trong Inkscape
A. Trong một đoạn văn có nhiều chữ, ta có thể tùy chỉnh để mỗi chữ độ cao thấp khác nhau.
B. Nếu đặt đoạn văn uốn lượn theo một đường, ta không thể thay đổi định dạng đó.
C. Ta có thể đặt đoạn văn bản theo một khuôn dạng nhất định.
D. Trong một đoạn văn có nhiều chữ ta có thể tô mỗi chữ bằng một màu khác nhau.
Câu 5: Trong Inkscape ta có thể tinh chỉnh đối tượng đường dựa vào
A. Điểm neo.
B. Điểm chỉ hướng.
C. Đường chỉ hướng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Nếu muốn tạo ra một đường cong gồm nhiều đoạn, công cụ nào là phù hợp nhất
A. Hình đa giác, hình sao.
B. Công cụ bút vẽ.
C. Hình tròn, hình elip.
D. ình vuông, hình chữ nhật.
Câu 7: Trong Inkscape, tên của một đối tượng đường có điểm đầu trùng với điểm cuối được gọi là
A. Hình tròn.
B. Đường cong.
C. Hình khối.
D. Đường cong kín.
Câu 8: Đối tượng nào có thể chuyển sang đối tượng đường
A. Văn bản.
B. Hình khối.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 9: Tổ hợp phím nào dùng để chuyển nhanh một đối tượng được chọn sang đối tượng đường
A. Ctrl + Shift + D
B. Ctrl + Shift + S
C. Ctrl + Shift + C
D. Ctl + Shift + F
Câu 10: Kiểu chữ nào sau đây không có sẵn trong Inkscape
A. Underline.
B. ltalic.
C. Bold.
D. Bold Italic.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Công cụ nào là phù hợp nhất để tạo ra Hình 14.1
A. Hình vuông, hình chữ nhật.
B. Hình đa giác, hình sao.
C. Hình tròn, hình elip.
D. Công cụ bút vẽ.
Câu 2: Trong khi thao tác với đối tượng đường, ta tạo ra một kết quả không mong đợi. Làm thế nào để hủy lệnh vừa thực hiện
A. Nhấn tổ hợp phim Ctrl +Z.
B. Chọn lệnh Undo trong dải lệnh Edit.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Xoá đối tượng đi và vẽ lại.
Câu 3: Có 4 đối tượng trên vùng làm việc, làm thế nào để các đổi tượng cách đều nhau
A. Chọn lần lượt từng đối tượng và di chuyển để các đối tượng cách đều.
B. Chọn cả 4 đối tượng, rồi chọn lệnh Align trong bảng Align and Distribute.
C. Chọn cả 4 đối tượng, rồi chọn lệnh Distribute trong bảng Align and Distribute.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Phím tắt để hiển thị bảng điều khiển Align and Distribufe trong Inkscape là
A. Crl + Shift + V
B. Ctrl + Shift + D
C. Ctrl + Shift + A
D. Ctrl + Shift + F
Câu 5: Trong khi vẽ đường cong bằng công cụ bút vẽ, ta thấy điểm vừa vẽ được đặt không phù hợp. Làm thể nào để bỏ điểm này đi
A. Nhấn tổ hợp phím Ctrl +Z.
B. Nhấn phím Backspace.
C. Nhấn phím Delete.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1:Cho hình ảnh một chiếc áo phông đơn giản như hình dưới. Phát biểu nào dưới đây không đúng
A. Cổ áo được vẽ bằng các đường tự do.
B. Áo gồm các thành phần thân áo, tay áo, cổ áo.
C. Phần tay áo được vẽ bằng các hình chữ nhật, quay đi những góc phù hợp.
D. Chiếc áo được vẽ bằng ít nhất 2 loại hình khối.
=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản (2 tiết)