Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa_Kết nối tri thức . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa
Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa

CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

 

Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ họa

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đâu không phải hình có sẵn Inkscape cung cấp

A. Hình vuông, hình chữ nhật.

B. Hình tròn, hình elip.

C. Hình trăng khuyết, hình đám mây.

D. Hình đa giác, hình ngôi sao.

Câu 2: Đâu không phải thuộc tính cơ bản của đối tượng hình vuông, hình chữ nhật được Inkscape cung cấp

A. Chiều rộng.

B. Chiều dài.

C. Đường chéo.

D. Bán kính của góc bo.  

Câu 3: Đâu không phải thuộc tính cơ bản của đối tượng hình tròn, hình elip được Inkscape cung cấp

A. Bán kính của góc bo. 

B. Bán kính theo phương ngang.

C. Bán kính theo phương thẳng đứng.

D. Góc của điểm đầu và điểm cuối.

Câu 4: Đâu không phải thuộc tính cơ bản của đối tượng hình đa giác, hình sao được Inkscape cung cấp

A. Số đỉnh của đa giác hoặc số cánh của hình sao.

B. Số cạnh của hình.

C. Độ cong tại các đỉnh của hình.

D. Tham số làm méo hình ngẫu nhiên.

Câu 5: Đâu là thuộc tính cơ bản của đối tượng hình đa giác, hình sao được Inkscape cung cấp

A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.

B. Tỉ lệ bán kính từ tâm đến góc trong và từ tâm tới đỉnh đầu hình sao.

C. Tham số làm méo hình ngẫu nhiên.

D. Độ cong tại các đỉnh của hình.

Câu 6: Trong Inkscape, để tùy chỉnh màu tô và màu vẽ ta sử dụng hộp thoại

A. Color.

B. Fill and Stroke.

C. Status bar.

D. Canvas.

Câu 7: Trong Inkscape, không có kiểu tô nào

A. Màu chuyển giữ hai hoặc nhiều màu từ tâm đối tượng.

B. Màu chuyển giữa hai hoặc nhiều màu.

C. Màu biến đổi theo thứ tự cầu vồng.

D. Màu đồng nhất.

Câu 8: Đâu không phải các phép ghép được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape

A. Phép hợp.   

B. Phép giao.

C. Phép hiệu.

D. Phép tổng.

Câu 9: Đâu không phải các phép ghép được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape

A. Phép hiệu đối xứng.

B. Phép cắt.

C. Phép chia.

D. Phép nhân.

Câu 10: Tổ hợp phím tắt của phép hợp được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape là

A. Ctrl + *

B. Ctrl + +

C. Ctrl + &

D. Ctrl + ^

Câu 11: Tổ hợp phím tắt của phép hiệu được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape là

A. Ctrl + –

B. Ctrl + /

C. Ctrl + Alt + /

D. Ctrl + *

Câu 12: Tổ hợp phím tắt của phép giao được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape là

A. Ctrl + *

B. Ctrl + ^

C. Ctrl + &

D. Ctrl + +

Câu 13: Tổ hợp phím tắt của phép hiệu đối xứng được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape là

A. Ctrl + &

B. Ctrl + –

C. Ctrl + ^

D. Ctrl + Alt + /

Câu 14: Tổ hợp phím tắt của phép chia được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape là

A. Ctrl + <

B. Ctrl + ^

C. Ctrl + Alt + /

D. Ctrl + /

Câu 15: Tổ hợp phím tắt của phép cắt được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape là

A. Ctrl + Alt + /

B. Ctrl + /

C. Ctrl + &

D. Ctrl + -

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Để xác định đường viền của đối tượng dạng nét đứt, em cần chọn trang nào trong hộp thoại Fill and Stoke

A. Stroke style.

B. Cả C và D đều đúng.

C. Fill.

D. Stroke paint.

Câu 3: Công cụ nào sau đây được dùng để tạo ra hình dưới đây

A. Hình vuông, hình chữ nhật.

B. Hình đa giác.

C. Hình tròn, hình elip.

D. Hình sao.

Câu 4: Sau khi vẽ hình trong Câu 3, em chọn công cụ hình chữ nhật   để vẽ thêm một hình chữ nhật. Hỏi hình chữ nhật vẽ được có màu sắc

A. Giống màu hình chữ nhật được vẽ sau cùng.

B. Trắng viền đen. 

C. Xanh lam viền đen.

D. Không màu.  

Câu 5: Phép cắt cho phép thực hiện như thế nào đối với đối tượng

A. Cắt phần không trùng nhau của hình lớp trên và hình lớp dưới.

B. Cắt hình lớp dưới và hình lớp trên.

C. Cắt hình lớp trên thành các phần bởi giao điểm giao ở viền hình lớp dưới.

D. Cắt hình lớp dưới thành các phần bởi giao điểm giao ở viền hình lớp trên.

Câu 6: Khẳng định "Các biểu tượng trong thanh điều khiển thuộc tính thay đổi tùy theo đối tượng đang được chọn” đúng hay sai

A. Sai. 

B. Đúng.

Câu 7: Sau khi thực hiện phép cắt thì hình mới sẽ

A. Không bị ảnh hưởng.

B. Bị phân chia màu.

C. Có màu.

D. Không có màu.

Câu 8: Cho hình vuông và hình tròn gốc

Hình dưới đây thể hiện phép ghép nào            

  

A. Phép cắt.

B. Phép giao.

C. Phép hợp.

D. Phép động.

Câu 9: Hình chữ nhật vẽ bằng công cụ hình đa giác, hình sao, có 4 đỉnh có thể điều chỉnh giống như hình chữ nhật vẽ bằng công cụ hình chữ nhật.

A. Sai.

B. Đúng.

Câu 10: Cho hình vuông và hình tròn gốc

Hình dưới đây thể hiện phép ghép nào  

A. Phép chia.

B. Phép cắt.

C. Phép hiệu đối xứng.

D. Phép giao.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Khi tô màu cho một đối tượng nằm trên (ví dụ quả bóng bay), để thấy được màu của đối tượng nằm dưới, ta phải đặt giá trị Alpha bằng

A. 90.

B. 25.

C. 0.

D. 100.

Câu 2: Khi tô màu cho một đối tượng, nếu muốn đối tượng đó che phủ hoàn toàn các đối tượng nằm dưới, ta phải đặt giá trị Opacity và Alpha bằng bao nhiêu

A. 255.

B. 50.

C. 100.

D. 0.

Câu 3: Để định dạng cho đường tròn từ nét liền sang nét đứt như Hình 13.2 cần điều chỉnh trong bảng chọn nào

A. Color.

B. Fill.

C. Stroke style.

D. Stroke paint. 

Câu 4: Chức năng nào trong bảng chọn Path dùng để chuyển Hình 13.3a thành Hình 13.3b

A. Difference.

B. Union.

C. Intersection.    

D. Exclusion.

Câu 5: Chức năng nào trong bảng chọn Path dùng để chuyển Hình 13.4a thành Hình 13.4b

A. Union.       

B. Intersection.  

C. Exclusion.

D. Difference.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1:Cho hình đám mây

Phát biểu không đúng là

A. Có thể sử dụng hình đa giác làm hình gốc để tạo thành đám mây.

B. Hình gốc để tạo thành hình đám mây là hình tròn.

C. Để vẽ được hình đám mây, chúng ta sử dụng phép hợp, phép cắt.

D. Để vẽ được hình trên ra thực hiện ít nhất 3 bước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay