Trắc nghiệm tin học 10 kết nối bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tin học 10 kết nối bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm phát biểu chính xác nhất khi nói về biểu diễn thông tin:

A. Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin thành dữ liệu nhị phân.

B. Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin

C. Biểu diễn thông tin là cách mã hoá thông tin thành thông tin nhị phân.

D. Biểu diễn thông tin là biến đổi thông tin thành dữ liệu nhị phân.

Câu 2: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Khi đưa vào máy tính thông tin chuyển thành dữ liệu

B. Dữ liệu là số có thể tính toán và so sánh.

C. Dữ liệu là văn bản không thể tách so sánh được

D. Biểu diễn thông tin là mã hoá thông tin.

Câu 3: Đâu không phải kiểu dữ liệu thường gặp?

A. Bit.

B. Văn bản.

C. Số.

D. Lôgic.

Câu 4: Tác dụng của việc phân loại dữ liệu là gì?

A. Tạo điều kiện thuận lợi cho xử lí thông tin.

B. Có cách biểu diễn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí thông tin.

C. Dễ gọi tên và phân biệt

D. Xử lí thông tin chính xác.

Câu 5: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

1.     Ban đầu bảng mã ASCII thể hiện đúng 128 kí tự.

2.     Bảng mã ASCII mở rộng dùng 8 bit để biểu diên mọi kí tự.

3.     Bảng mã ASCII dùng 3 byte để biểu diễn nguyên âm.

4.     Mọi kí tự đều biểu diễn bằng 1 byte trong bảng mã ASCII.

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 6: Trong bảng mã Unicode Tiếng Việt, mỗi kí tự được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?

A. 1 byte.

B. 2 byte.

C. 3 byte.

D. Từ 1 đến 3 byte.

Câu 7: Trong chương trình THPT, các kiểu dữ liệu nào được đề cập?

A. Văn bản, số.

B. Lôgic.

C. Văn bản, số; Lôgic; Đa phương tiện.

D. Đa phương tiện.

Câu 8: Trong bảng chữ cái La tinh không có kí tự nào sau đây?

A. Đ.

B. G

C. H

D. L

Câu 9: Việt Nam ban hành sử dụng UTF-8 từ năm nào?

A. 2015

B. 2016.

C. 2018.

D. 2017.

Câu 10: Tệp văn bản là định dạng lưu trữ ở bộ nhớ nào?

A. Bộ nhớ trong.

B. Bộ nhớ ngoài.

C. Cả hai bộ nhớ.

D. Không có bộ nhớ nào.

Câu 11: Bảng mã ASCII mở rộng sử dụng mấy bit để biểu diễn 1 ký tự?

A. 8

B. 16.

C. 32.

D. 256.

Câu 12: Tại sao cần có Unicode?

A. Dùng một bảng mã chung cho mọi quốc gia, giải quyết vấn đề thiếu vị trí cho bộ kí tự của một số quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng nhiều ngôn ngữ đồng thời trong cùng một ứng dụng.

B. Để đảm bảo bình đẳng cho mọi quốc gia trong ứng dụng tin học.

C. Bảng mã ASCII mã hóa mỗi kí tự bởi 1 byte. Giá thành thiết bị lưu trữ ngày càng rẻ nên không cần phải sử dụng các bộ kí tự mã hóa bởi 1 byte.

D. Dùng cho quốc gia sử dụng chữ tượng hình.

Câu 13: Việc mã hóa thông tin thành dữ liệu nhị phân gọi là

A. Mã hóa thông tin.

B. Cung cấp thông tin.

C. Biểu diễn thông tin.

D. Xử lý thông tin

Câu 14: Biểu diễn thông tin là bước thứ mấy để đưa thông tin vào máy tính?

A. Thứ hai.

B. Thứ 3.

C. Thứ 4

D. Thứ nhất

Câu 15: Trong bảng mã Unicode tiếng việt, mỗi kí tự được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?

A. 2

B. 1

C. 4

D. 8

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Máy tính có bao nhiêu dạng thông tin cơ bản?

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 2: Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là gì?

A. Thông tin

B. Chỉ dẫn

C. Dữ liệu

D. Lệnh

Câu 3: Bảng mã ASCII mở rộng có bao nhiêu ký tự?

A. 256

B. 254

C. 255

D. 257

Câu 4: Dạng văn bản thường dùng để lại gì?

A. Lưu trữ thông tin

B. Lưu trữ thông tin từ các chữ số và chữ cái

C. Lưu trữ thông tin từ các chữ số 

D. Lưu trữ thông tin từ các chữ cái

Câu 5: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là:

A. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý

B. Nhập → Xử lý → Xuất

C. Xuất → Nhập → Xử lý

D. Xử lý → Xuất → Nhập

Câu 6: Biểu diễn thông tin có vai trò nào quan trọng nhất?

A. Xử lý thông tin

B. Tìm kiếm thông tin

C. Trao đổi thông tin

D. Truyền và tiếp nhận thông tin

Câu 7: Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng như thế nào?

A. Dạng bảng tính

B. Dạng tính toán

C. Dạng văn bản

D. Dạng cụ thể nào đó

Câu 8: Ngoài 3 dạng thể hiện bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh thì thông tin còn được biểu diễn bằng cách nào nữa không?

A. vị giác xúc giác… các giác quan của con người

B. Kí hiệu

C. Điểm

D. Không có

Câu 9: Biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào?

A. Truyền và tiếp nhận thông tin

B. Lưu trữ vào chuyển giao thông tin

C. Quyết định đối với mọi hoạt động thông tin và quá trình xử lý thông tin

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Bảng mã ASCII mở rộng sử dụng bao nhiêu bit để biểu diễn một kí tự?

A. 2

B. 8

C. 10

D. 16

Câu 11: Máy tính gồm những dạng thông tin cơ bản nào?

A. Văn bản, âm thanh, hình ảnh

B. Văn bản, âm thanh

C. Âm thanh, hình ảnh, tính toán

D. Tất cả đều sai

Câu 12: Dạng hình ảnh dùng để làm gì?

A. Lưu trữ các hình ảnh qua cuộc sống

B. Lưu trữ hình ảnh qua hình vẽ

C. Lưu trữ các bài học

D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Bảng mã Unicode ra đời vào năm bao nhiêu?

A. 2001

B. 2017

C. 1980

D. 1990

Câu 14: Đơn vị biểu diễn thông tin trong máy tính là gì?

A. MG

B. KG

C. Byte

D. Bit

Câu 15:  Có bao nhiêu kiểu dữ liệu thường gặp?

A. 2

B. 4

C. 5

D. 6

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Việc phân loại các kiểu dữ liệu căn cứ chủ yếu vào tiêu chí nào?

A. Cùng chung các phép xử lí dữ liệu cơ bản

B. Cách mã hoá.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Dữ liệu có trong học bạ có các kiểu văn bản là

A. điểm trung bình môn.

B. ngày, tháng, năm sinh.

C. họ và tên, địa chỉ, tên trường

D. ảnh học sinh

Câu 3: Dữ liệu có trong học bạ có các kiểu số nguyên là

A. ngày, tháng, năm sinh.

B. họ và tên, địa chỉ, tên trường.

C. điểm trung bình môn.

D. ảnh học sinh

Câu 4: Dữ liệu có trong học bạ có các kiểu hình ảnh là

A. họ và tên, địa chỉ, tên trường.

B. ảnh học sinh, dấu của trường, chữ kí của giáo viên.

C. ngày, tháng, năm sinh.

D. điểm trung bình môn.

Câu 5: Ngày nay mã QR (QR code) được sử dụng rất rộng rãi. Đây là mã hoá của xâu kí tự, có thẻ giải mã được bằng các ứng dụng đọc QR code, tải từ "chợ ứng dụng" xuống điện thoại thông minh. Ví dụ Hình 3.1 là mã QR của chuỗi kí tự hffp://en.m.wikipedia.org. Kiểu dữ liệu của QR code thuộc loại gì? Hình ảnh hay xâu kí tự?

A. xâu kí tự

B. nó được xử lí ban đầu với vai trò là hình ảnh, từ đó mới ra xâu kí tự.

C. loại hình ảnh

D. Đáp án khác

Câu 6: Em hãy tìm mã nhị phân và mã thập phân (số thứ tự của kí tự trong bảng mã ASCII) của kí tự C trong từ Computer.

A. 01101111

B. 01101101

C. 01110000

D. 01000011

Câu 7: Em hãy tìm mã nhị phân và mã thập phân (số thứ tự của kí tự trong bảng mã ASCII) của kí tự t trong từ Computer

A. 01110101

B. 01110010.

C. 01110100

D. 01100101

Câu 8: Unicode mã hoá mỗi kí tự bởi

A. Từ 1 đến 4 byte.

B. 1byte

C. 2byte

D. 4byte

Câu 9: Với 134 kí tự riêng phát sinh so với bảng chữ cái tiếng Anh, hoàn toàn có khả năng sắp xếp trong bảng chữ 8 bit với 256 kí tự. Theo em, tại sao Việt Nam vẫn cần sử dụng bảng mã Unicode?

A. Phải lấy thêm chỗ ở vùng mã điều khiển

B. Thống nhất kí tự Việt trong tổng thể các kí tự chung của toàn thế giới

C. nhu cầu sử dụng nhiều ngôn ngữ trong cùng một ứng dụng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Unicode đủ mã cho bộ chữ toàn cầu. Tại sao người ta lại dùng UTF?

A. Các ứng dụng xử lí văn bản như thư điện tử, soạn thảo, cơ sở dữ liệu dùng với ASCII và một số bảng mã khác đã tổn tại từ trước đó để lại một khối lượng dữ liệu khổng lồ

B. Việc sửa các phần mềm chỉ sử dụng Unicode có nghĩa là sẽ mất rất nhiều dữ liệu

C. Khi dùng Unicode thì khối lượng lưu trữ cho dữ liệu văn bản sẽ tăng hơn hai lần.

D. Tất cả các đáp án trên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay