Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức Bài 16. Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16. Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

 

BÀI 16. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH BẬC CAO VÀ PYTHON

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Để máy tính hiểu và thực hiện được những chương trình viết bằng (1)………, các chương trình đó cần được dịch sang (2)………… nhờ một chương trình chuyên dụng gọi là (3)………...”

A. (1) ngôn ngữ lập trình bậc cao; (2) mã nhị phân; (3) chương trình chuyển ngữ.

B. (1) ngôn ngữ lập trình bậc cao; (2) ngôn ngữ lập trình bậc thấp; (3) chương trình chuyển ngữ.

C. (1) ngôn ngữ lập trình bậc cao; (2) ngôn ngữ máy; (3) chương trình dịch.

D. (1) ngôn ngữ lập trình bậc cao; (2) hợp ngữ; (3) chương trình dịch.

Câu 2: Python do ai tạo ra và ra mắt lần đầu vào năm

A. James Gosling, năm 1994.

B. James Gosling, năm 1986.

C. Guido van Rossum, 1991.

D. Guido van Rossum, 1984.

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gần với (1)……… giúp cho việc đọc, hiểu chương trình (2)……… hơn”

A. (1) ngôn ngữ tự nhiên; (2) dễ dàng.

B. (1) ngôn ngữ tự nhiên; (2) chuyên nghiệp.

C. (1) ngôn ngữ máy; (2) của máy dễ dàng.  

D. (1) ngôn ngữ máy; (2) chuyên nghiệp.

Câu 4: Môi trường lập trình của Python có mấy chế độ

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 5: Môi trường lập trình của Python có các chế độ

A. Chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo.

B. Chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ sử dụng lệnh có sẵn.

C. Chế độ soạn thảo và chế độ lưu trữ.

D. Chế độ soạn thảo và chế độ chỉnh sửa.

Câu 6: Trong Python, xâu kí tự được đặt trong dấu

A. Ngoặc tròn.

B. Nháy kép.

C. Ngoặc vuông.

D. Ngoặc nhọn.

Câu 7: Lệnh print() có chức năng

A. In kết quả của một phép tính ra màn hình.

B.  In dữ liệu ra màn hình, dữ liệu đó phải ở dạng xâu kí tự hoặc logic.

C. In dữ liệu ra màn hình, có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời.

D. In dữ liệu ra màn hình, nhưng chỉ in được một giá trị duy nhất.

Câu 8: Để điều khiển được máy tính, con người phải

A. Học ngôn ngữ của máy tính.

B. Dạy máy tính ngôn ngữ của con người.    

C. Tiếp tục nâng cấp để máy tính có thể hiểu được ngôn ngữ của con người.

D. Viết các chỉ dẫn để máy hiểu và thực hiện được.

Câu 9: Ngôn ngữ chung giữa con người và máy tính để ta viết các chỉ dẫn cho máy tính thực hiện được nhiệm vụ mà con người giao cho nó được gọi là

A. Ngôn ngữ máy.

B. Ngôn ngữ thứ cấp.

C. Ngôn ngữ bậc cao.

D. Ngôn ngữ lập trình.

Câu 10: Đâu không phải đặc điểm của các ngôn ngữ lập trình bậc cao

A. Gần với ngôn ngữ tự nhiên.

B. Số lượng từ nhiều.

C. Cú pháp đơn giản.

D. Ngữ nghĩa đơn trị.

Câu 11: Việc soạn thảo các hướng dẫn để máy tính hiểu và có thể thực hiện các yêu cầu của người viết được gọi là

A. Lập trình.

B. Hướng dẫn.

C. Thiết lập.

D. IT.

Câu 12: Ngôn ngữ nào sau đây không phải ngôn ngữ bậc cao

A. Assembly.

B. C/C++.

C. Java.

D. Python.

Câu 13: Để sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao, máy tính của em cần được trang bị

A. Từ điển ngôn ngữ máy.

B. Từ điển ngôn ngữ lập trình.

C. Môi trường lập trình.

D. Công cụ hỗ trợ lập trình.

Câu 14: Ngôn ngữ máy là

A. Ngôn ngữ để con người và máy giao tiếp với nhau.

B. Ngôn ngữ để các máy tính giao tiếp với nhau.

C. Ngôn ngữ mà cả con người lẫn máy hiểu được.

D. Ngôn ngữ mà máy hiểu được. 

Câu 15: Python được dùng để

A. Tất cả những đáp án dưới đây đều đúng.       

B. Phát triển các ứng dụng web, phần mềm ứng dụng. 

C. Lập trình game, điều khiển robot.

D. Xử lí ảnh, phân tích dữ liệu.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Theo em, viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất

A. Hợp ngữ. 

B. Ngôn ngữ lập trình bậc cao. 

C. Ngôn ngữ lập trình thứ cấp.

D. Ngôn ngữ máy.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Chương trình là một bản chỉ dẫn cho máy tính làm việc, được viết bằng một ngôn ngữ lập trình.

B. Lập trình bằng Python có thể đưa ra các thông báo bằng Tiếng Việt.

C. Môi trường lập trình hỗ trợ người lập trình phát hiện ra câu lệnh viết sai ngữ pháp.

D. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao nhất.

Câu 3: Trong các lợi ích dưới đây, những lợi ích nào phù hợp với lí do nên học lập trình

(1)  Giỏi tiếng Anh.

(2)  Làm phong phú kiến thức cá nhân.

(3)  Có thể truy cập Internet.

(4)  Sử dụng được các phần mềm văn phòng.

(5)  Điều khiển máy tính giải quyết nhiều loại bài toán sẽ gặp trong thực tế.

(6)  Sau này trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tin học.

A. (3), (4), (5), (6). 

B. (4), (5).

C. (2), (5), (6).

D. (5), (6).

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Môi trường lập trình trợ giúp em soạn thảo, kiểm tra từng câu lệnh đã viết đúng chưa.

B. Máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được các chương trình do con người viết.

C. Python, C++, Java là những ngôn ngữ lập trình bậc cao.

D. Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều gần với ngôn ngữ tự nhiên. 

D. Trong một đoạn văn có nhiều chữ ta có thể tô mỗi chữ bằng một màu khác nhau.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây đúng

A. Python không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

B. Dãy kí tự muốn in ra màn hình bằng câu lệnh print() cần dược đặt trong dấu ngoặc vuông.

C. Trong Python, dấu nhân được viết bằng dấu ^.

D. Hệ thống công cụ lập trình Python có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet và tải về miễn phí.

Câu 6: Để máy tính in ra màn hình dòng chữ ‘xin chao’. Sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, ta viết câu lệnh

A. print (xin chao)

B. print (‘xin chao’)

C. print xin chao

D. print ([xin chao])

Câu 7: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc v(km/h), để tính ‘Thời gian ô tô đó đi hết quãng đường k(km)’. Sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, ta viết câu lệnh

A. print k/v

B. print (“k/v”)

C. print (‘k/v’)

D. print (k/v)

Câu 8: Ngôn ngữ nào gần với ngôn ngữ tự nhiên nhất

A. Ngôn ngữ máy.

B. Hợp ngữ.

C. Ngôn ngữ bậc cao.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 9: Tại sao ta nên dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao khi viết chương trình

A. Gần với ngôn ngữ tự nhiên, cú pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ học.

B. Ngôn ngữ lập trình bậc cao chỉ dùng phục vụ trong học tập, không có tính ứng dụng trong phát triển ứng dụng web, lập trình games…

C. Có thể viết thoải mái không cần theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình.

D. Máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện.

Câu 10: Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python

A. .py

B. .python

C. .pl

D. .p

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho đoạn chương trình sau

a =b=1

c=1

d=2

print(a+b+c+d)

Kết quả trên màn hình là

A. 5.

B. 3.

C. 6.

D. 4.

Câu 2: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì

print ("13+10*3/2-3*2 =", 13+10*3/2-3*2)

A. 22=22.

B. 22.

C. 13+10*3/2–3*2 = 22.

D. 13+10*3/2–3*2 = 13+10*3/2–3*2.

Câu 3: Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau 1x3x5x7 = 105

A. print ("1*3*5*7 = 1*3*5*7”)

B. print ("1*3*5*7", 1*3*5*7)

C. print ("1*3*5*7, 1*3*5*7”)

D. print ("1*3*5*7 =", 1*3*5*7)

Câu 4: Hình vuông có cạnh là 10 (cm). Ta có thể dùng Python để viết chương trình tính diện tích hình vuông là

A. print(‘Dien tich hinh vuong la: a*a’)

B. print(‘Dien tich hinh vuong la:’,a*a)

C. print(Dien tich hinh vuong la: a*a)

D. print(“Dien tich hinh vuong la: a*a”)

Câu 5: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì

print(3.4 + 4, "3.4 + 4", 15, "Mùa Xuân")

A. 16 16 15 Mùa Xuân

B. 3.4 3.4 + 4 15 Mùa Xuân

C. 16 3.4 + 4 15 Mùa Xuân

D. 7.4 3.4 + 4 15 Mùa Xuân

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1:Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (kí hiệu CT.05) có chiều dài 264 km. Một ô tô chạy với tốc độ trung bình toàn tuyến là 70 km/h. Em hãy dùng ngôn ngữ lập trình Python ra lệnh cho máy tính để xác định thời gian ô tô đó đi từ Lào Cai về Hà Nội

A. print("Thời gian từ Lào Cai về Hà Nội là:", 264/70, "giờ")

B. print(‘Thời gian từ Lào Cai về Hà Nội là:‘, 264*70, ‘giờ’)

C. print(‘Thời gian từ Lào Cai về Hà Nội là: , 264/70, giờ’)

D. print(‘Thời gian từ Lào Cai về Hà Nội là:, 264*70, giờ’)

 

Câu 2:Năm 2020 nước ta sản xuất được 247 tỉ kWh điện. Sản lượng điện của nước ta được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh với tốc độ trung bình 8,6 %/ năm. Em hãy dùng ngôn ngữ lập trình Python ra lệnh cho máy tính để tính sản lượng điện của nước ta sản xuất được trong năm 2021 theo dự báo

A. print("Sản lượng điện sản xuất năm 2021 là:, ((247 * 8.6)/100) + 247, tỉ kWh")

B. print("Sản lượng điện sản xuất năm 2021 là: ", (247 * 8.6)/100 + 247, "tỉ kWh")

C. print("Sản lượng điện sản xuất năm 2021 là: ", 247 * 8.6/100 + 247, tỉ kWh)

D. print(‘Sản lượng điện sản xuất năm 2021 là: ", (247 * 8.6)/100 + 247, "tỉ kWh’)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay