Bài tập file word Sinh học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào; 8: Công nghệ tế bào (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 7: Thông tin giữa các tế bào, chu kì tế bào và phân bào; 8: Công nghệ tế bào (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 10 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7+8: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO – CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm của chu kì tế bào và diễn biến của chu kì tế bào.

Trả lời:

- Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

- Diễn biến: Chu kì tế bào chia làm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình phân bào. Trong đó:

+ Kì trung gian gồm 3 pha: pha G1, pha S, pha G2.

+ Quá trình phân bào (pha M) gồm: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

Câu 2: Trình bày diễn biến của quá trình giảm phân II.

Trả lời:

Giảm phân II: Kết thúc quá trình giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi nhiễm sắc thể. Giảm phân II diễn ra tương tự như nguyên phân dẫn đến sự phân tách các chromatid và hoàn thành quá trình giảm phân.

- Kì đầu II: Các nhiễm sắc thể dần co xoắn lại. Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào được hình thành.

- Kì giữa II: Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kì sau II: Các chromatid tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào.

- Kì cuối II: Màng nhân và nhân con xuất hiện. Tế bào chất phân chia. Sau giảm phân II, các tế bào con sẽ biến đổi thành các giao tử.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về công nghệ tế bào? Công nghệ tế bào được phát triển dựa trên nền tảng nào?

Trả lời:

- Công nghệ tế bào là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kỹ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

- Công nghệ tế bào được phát triển dựa trên nền tảng kết hợp của một số lĩnh vực như sinh học tế bào, sinh học phân tử,…

Câu 4: Nếu các tế bào không truyền thông tin cho nhau thì điều gì sẽ xảy ra? Lấy ví dụ về sự đáp ứng trong truyền tin.

Trả lời:

- Nếu các tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động độc lập và không có sự trao đổi thông tin với nhau thì tính thống nhất trong cơ thể bị phá vỡ, các chức năng trong cơ thể có thể rối loạn dẫn đến cơ thể không thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển.

- Ví dụ: Quá trình truyền thông tin từ insulin tạo ra đáp ứng là kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

Câu 5: Tế bào của một cơ thể có 2n = 14 NST. Hãy cho biết:

  1. a) Số NST ở kì sau của nguyên phân
  2. b) Số NST ở kì sau của giảm phân I
  3. c) Số NST ở kì sau của giảm phân II
  4. d) Số cromatit ở kì giữa của nguyên phân
  5. e) Số cromatit ở kì giữa của giảm phân II
  6. f) Số NST ở kì cuối giảm phân II
  7. g) Số tâm động ở kì sau của nguyên phân

Cho rằng quá trình phân bào xảy ra bình thường và sự phân chia tế bào chất xảy ra ở kì cuối.

Trả lời:

  1. a) Số NST ở kì sau của nguyên phân là 28
  2. b) Số NST ở kì sau của giảm phân I là 14
  3. c) Số NST ở kì sau của giảm phân II là 14
  4. d) Số cromatit ở kì giữa của nguyên phân là 28
  5. e) Số cromatit ở kì giữa của giảm phân II là 0
  6. f) Số NST ở kì cuối giảm phân II là 7
  7. g) Số tâm động ở kì sau của nguyên phân là 28

Câu 6: Kết quả của quá trình nguyên phân là gì? Nêu ý nghĩa của nguyên phân.

Trả lời:

- Kết quả: Kết thúc quá trình phân chia, từ một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n tạo ra hai tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n.

- Ý nghĩa:

+ Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

+ Giúp tạo ra các tế bào mới để tái sinh những tế bào, mô, cơ quan bị tổn thương.

+ Là cơ sở của các phương thức sinh sản ở sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào sinh sản vô tính.

Câu 7: Thụ tinh là gì? Trình bày kết quả của quá trình thụ tinh.

Trả lời:

- Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái.

- Kết quả của quá trình thụ tinh là sự dung hợp giữa giao tử đực với giao tử cái, từ đó tạo ra hợp tử, phát triển thành phôi rồi có thể phát sinh ra cơ thể mới (thế hệ con).

Câu 8: Trình bày nguyên lý của công nghệ tế bào.

Trả lời:

Nguyên lí: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào:

- Tính toàn năng của tế bào là khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp.

- Biệt hóa là quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng; từ đó phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể.

- Phản biệt hóa là quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng. Tế bào sinh dưỡng khi được kích hoạt phản biệt hóa sẽ hình thành mô sẹo ở thực vật và tế bào gốc ở động vật.

Câu 9: Trong cơ thể đa bào, các tế bào truyền tin cho nhau bằng cách nào? Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan nào đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan?

Trả lời:

Trong cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua bốn cách chủ yếu: truyền tin trực tiếp, truyền tin cận tiết, truyền tin nội tiết và truyền tin qua synapse.

Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Trong đó:

- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa, phối hợp các cơ quan, hệ cơ quan trong trong cơ thể.

- Hệ nội tiết có vai trò liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các hormone.

Câu 10: Tại sao nói diễn biến của giảm phân II giống với nguyên phân ?

Trả lời:

- Diễn biến các kì giống nhau: kì giữa NST tập trung hàng một hàng trên mặt phẳng của phôi thân bào. Kì sau NST kép phân li về hai cực của tế bào.

- Hình thái NST như nhau, NST từ kép chuyển thành NST thể đơn.

- Từ 1 tế bào tạo 2 tế bào con có số NST bằng tế bào mẹ ban đầu. 

Câu 11: Chu kì tế bào mất kiểm soát gây ra vấn đề gì? Có mấy loại khối u?

Trả lời:

- Khi chu kì tế bào bị mất kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn phân bào, các tế bào phân chia liên tục có thể tạo ra khối u.

- Phân loại khối u: Khối u có hai loại là u lành tính và u ác tính (ung thư).

+ Ở khối u lành tính, tế bào không lan rộng đến vị trí khác.

+ Ở khối u ác tính, tế bào ung thư có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và các cơ quan xa.

Câu 12: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

Trả lời:

- Một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân: di truyền, các hormone sinh dục, tuổi thành thục sinh dục,…

- Một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình giảm phân: Nhiệt độ, các hóa chất, các bức xạ, các chất dinh dưỡng, căng thẳng.

Câu 13: Em hiểu như thế nào về nhân bản vô tính vật nuôi, liệu pháp tế bào gốc và liệu pháp gene?

Trả lời:

- Nhân bản vô tính vật nuôi là công nghệ tạo ra các con vật giống hệt nhau về kiểu gene không thông qua quá trình sinh sản hữu tính.

- Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi cấy ngoài cơ thể vào người bệnh để thay thế các tế bào bị bệnh di truyền.

- Liệu pháp gene là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành.

Câu 14: Những động vật săn mồi phát hiện ra con mồi bằng cách nào?

Trả lời:

- Động vật săn mồi phát hiện ra con mồi nhờ cơ quan thị giác, khứu giác, xúc giác.

- Thông tin về con mồi được truyền các cơ quan: Thông tin từ cơ quan tiếp nhận (thị giác, khứu giác, xúc giác ) được truyền đến trung ương thần kinh và tác động đến tuyến trên thận, kích thích các tế bào của tuyến này tiết hormone adrenaline. Hormone này tác động đến các tế bào ở gan, tim, phổi, da,… và gây ra một loạt đáp ứng → động vật săn mồi đuổi bắt con mồi.

Câu 15: Cho biết thời gian của các kì và các pha trong một chu kì tế bào như sau: kì đầu 25 phút, kì giữa 15 phút, kì sau 15 phút, kì cuối 30 phút; G1 = 20 phút, S = 30 phút, G2 = 45 phút.

  1. a) Tính thời gian của một chu kì tế bào?
  2. b) Giả sử có một tế bào đang bước vào đầu pha S. Tính số phân tử DNA và số sợi nhiễm sắc chứa trong các tế bào con khi tế bào đó đã trả qua quá trình nguyên phân liên tiếp với tổng thời gian là 27 giờ 30 phút.

Biết rằng các tế bào con sinh ra đều nguyên phân bình thường và 2n = 8.

Trả lời:

  1. a) Chu kì tế bào T = 25 + 15 + 15 + 30 + 20 + 30 + 45 = 180 phút = 3 giờ
  2. b) Tế bào đó đang ở điểm khởi đầu T0tại đầu pha S, vậy sau 27 giờ 30 phút nó đã trải qua 27 : 3 = 9 chu kì tế bào và đang bước vào chu kỳ thứ 10 ở phút thứ 30 (nghĩa là nó đang bước vào pha S của chu kì được 30 phút)

→ suy ra số lần tế bào đó đã phân chia là 9 lần.

→ vậy số phân tử DNA con chứa trong các tế bào con là 29 × 8 × 2 = 213 = 8192 phân tử.

Số sợi nhiễm sắc tương đương với số phân tử DNA nên số sợi nhiễm sắc chứa trong tế bào con là 8192.

Câu 16: Phân biệt tế bào ung thư và tế bào bình thường.

Trả lời:

- Tế bào bình thường có chu kì tế bào được kiểm soát một cách chặt chẽ, tế bào phân chia bình thường.

- Tế bào ung thư có chu kì tế bào bị mất kiểm soát, các tế bào phân chia liên tục tạo khối u.

Câu 17: Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình giảm phân như thế nào?

Trả lời:

- Nhiệt độ, các hóa chất, các bức xạ,…: tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phân bào như tái bản DNA, ức chế sự hình thành thoi phân bào, tác động đến nhiễm sắc thể hoặc sự phân chia tế bào chất.

- Các chất dinh dưỡng: một số chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể vô hiệu hóa một số chất gây đột biến.

- Căng thẳng: tác động như một yếu tố ngoại sinh dẫn đến phân bào giảm phân sớm hơn.

Câu 18: So sánh nguyên phân và giảm phân.

Trả lời:

 

Nội dung so sánh

Nguyên phân

Giảm phân

Khác nhau

Kết quả

Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ.

Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

Diễn ra ở loại tế bào

Tất cả các tế bào trừ tế bào sinh dục chín.

Tế bào sinh dục chín.

Các giai đoạn

Kì trung gian, phân chia nhân (gồm 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) và phân chia tế bào chất.

Kì trung gian, giảm phân I (kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I), giảm phân II (kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II).

Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo

Không có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo.

Có hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa các chromatid của các nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I.

Sắp xếp nhiễm sắc thể trên thoi phân bào

Ở kì giữa, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Ở kì sau II, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Các nhiễm sắc thể tách nhau ở tâm động

Xảy ra ở kì sau.

Không xảy ra ở kì sau I nhưng xảy ra ở kì sau II.

Số lần phân bào

1 lần.

2 lần.

Đặc điểm của tế bào sinh ra so với tế bào ban đầu

Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể 2n đơn giống nhau và giống hệt tế bào mẹ ban đầu.

Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể n đơn giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

Giống nhau

- Đều là hình thức phân bào có sự tham gia của thoi phân bào.

- Đều có một lần nhân đôi DNA ở kì trung gian trước khi phân bào.

- Sự phân chia đều diễn ra theo các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, phân li, tháo xoắn. Màng nhân và nhân con đều tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối, thoi phân bào đều tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

- Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.

Câu 19: Nêu ví dụ về truyền tin giữa và trong các tế bào (truyền tin nội tiết và truyền tin cục bộ).

Trả lời:

- Ví dụ truyền tin nội tiết: Truyền tin qua hệ thần kinh, tín hiệu điện dọc tế bào thần kinh sau đó được chuyển hóa thành tín hiệu hóa học, khi các phân tử này được tiết ra và đi qua xinap để tới tế bào thần kinh khác. ở đây nó lại được chuyển thành tín hiệu điện. Theo cách đó, 1 tín hiệu thần kinh có thể di chuyển dọc trên chuỗi các tế bào thần kinh và lan nhanh trong khoảng cách xa.

- Ví dụ truyền tin cục bộ: Truyền tin qua synaspe là phương pháp truyền tín hiệu cục bộ, tín hiệu điện dọc theo tế bào thần kinh kích hoạt tế bào tiết ra một loại tín hiệu hoạt hóa được vận chuyển bởi các phân tử dẫn truyền thần kinh. Các phân tử này sẽ khuếch tán qua màng xinap (khoảng cách gần). Chất dẫn truyền sẽ kích thích tế bào đích.

Câu 20: Nêu tình trạng ung thư ở Việt Nam hiện nay. Ung thư do nguyên nhân nào gây ra? Nêu một số biện pháp phòng tránh ung thư.

Trả lời:

Tình trạng ung thư ở Việt Nam:

- Những loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến vú,…

- Tỉ lệ mắc ung thư ở Việt Nam ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân gây ra ung thư: Sống trong môi trường ô nhiễm, sử dụng thực phẩm không an toàn, lối sống không lành mạnh,… và các yếu tố di truyền, độ tuổi có thể dẫn đến bệnh ung thư.

Một số biện pháp phòng tránh:

- Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích,…

- Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả; hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối; tránh lạm dụng đồ uống có đường; không ăn thực phẩm mốc hay ôi thiu; thực phẩm nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng;…

- Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.

- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.

- Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV,…

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ung thư.

- Giữ cho môi trường sống trong lành; phát triển nông nghiệp sạch nhằm tạo nguồn lương thực, thực phẩm an toàn.

- Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ: Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay