Câu hỏi tự luận Công dân 8 cánh diều Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 7-10 (PHẦN 2)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là gì?

Trả lời:

- Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch và dự định của em trong thời gian gần đây nhất.

+ Ví dụ: đạt được học sinh giỏi trong học kì tới.

- Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch trong một khoảng thời gian rất dài sau này của em.

+ Ví dụ: trở thành giáo viên tại một trường Tiểu học gần nhà.

Câu 2: Em hãy nêu các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

Các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu là:

  • Bước 1. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
  • Bước 2. Xác định các khoản cần chi.
  • Bước 3. Thiết lập quy tắc thu chi.
  • Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu.
  • Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

 

Câu 3: Em hãy nêu tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại đối với con người và xã hội?

Trả lời:

- Tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại đối với con người và xã hội:

+ Gây thiệt hại về tài sản cho cá nhân, gia đình, xã hội; gây tàn phế, làm chết người..

+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

+ Ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt.

Câu 4: Vì sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Trả lời:

- Lao động là quyền của công dân: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Lao động là nghĩa vụ của công dân:

+ Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình.

+ Mọi người đều phải tham gia lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì với phát triển đất nước.

+ Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân.

Câu 5: Để xác định được mục tiêu cá nhân em có thể thực hiện qua những cách nào? Nêu tóm tắt ngắn gọn về các cách đó.

Trả lời:

Để xác định được mục tiêu cá nhân, em có thể thực hiện bằng các cách sau:

* Mục tiêu cụ thể: Mỗi mục tiêu cần có kết quả cụ thể, rõ ràng.

- Ví dụ: Mong muốn “giảm cân” là chưa đủ cụ thể, phải là “giảm được 5kg”.

* Mục tiêu có thể định lượng: Cho phép theo dõi tiến trình của bản thân.

- Ví dụ: Em có thể theo dõi chính xác số cân mà em đã giảm được dựa vào việc cân đo cân nặng của em hằng tháng.

* Mục tiêu có thể đạt được: Mục tiêu phải có tính khả thi.

- Ví dụ: Nếu em đặt mục tiêu giảm 5kg trong vòng 4 tháng thì điều đó là khả thi nhưng nếu để giảm 5kg trong vòng 1 tuần điều đó là bất khả thi.

* Mục tiêu có tính thực tế: Mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.

- Ví dụ: Để đạt được mục đích chung là “đạt được thành tích tốt trong học kì tới” thì việc đặt mục tiêu là “giảm được 5kg để có được thân hình cân đối, khỏe mạnh là phù hợp.

* Mục tiêu có thời hạn cụ thể: Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.

- Ví dụ: “Giảm được 5kg trong vòng 4 tháng.”.

Câu 6: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
  2. Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.
  3. Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
  4. Chỉ những người có ít tiền mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

Trả lời:

  1. Không tán thành. Lập kế hoạch chi tiêu không chỉ để thực hiện mục tiêu tiết kiệm, kế hoạch chi tiêu chủ yếu giúp chúng ta có thể cân bằng được tài chính.
  2. Tán thành. Vì mục tiêu tài chính là để chi cho các khoản chi tiêu thiết yếu tránh lãng phí vào các khoản không cần thiết.
  3. Không tán thành. Tất cả mọi người đều cần phải lập kế hoạch chi tiêu, đối với những người có thói quen chi tiêu tùy tiện thì cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
  4. Không tán thành. Vì bất kì ai cũng cần phải thực hiệ kế hoạch chi tiêu.

 

Câu 7: Theo em, khi phát hiện ra người tàng trữ các chất, vật liệu dễ cháy tại nơi mình đang sinh sống em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

Khi phát hiện ra người tàng trữ các chất, vật liệu dễ cháy ở tại khu dân cư em sẽ xử lí như sau: xem xét tình hình thực tế tại nơi xảy ra vụ việc, báo cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phụ trách để xử lí vấn đề. 

Câu 8: Em hãy nêu vai trò của lao động đối với xã hội và đời sống  của con người.

Trả lời:

Vai trò của lao động đối với đời sống của con người:

- Lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trên khắp các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội.

- Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội.

- Lao động là nguồn thu nhập chính đáng, giúp ổn định cuộc sống của con người.

- Lao động giúp phân công, tổ chức lao động hợp lý, biết tính toán và sáng tạo để đạt năng suất, chất lượng hiệu quả nhất, chi tiêu hợp lý cùng như tiết kiệm. Từ việc lao động mà các cá nhân trong xã hội giữ được cân bằng trong cuộc sống. Lao động còn là quá trình sáng tạo không ngừng để tạo  ra những cái mới làm thay đổi , cải tiến xã hội.

Câu 9: Theo em, vì sao chúng ta nên thiết lập mục tiêu cá nhân cho bản thân?

Trả lời:

Việc xác định được mục tiêu cá nhân sẽ giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống hoàn thiện bản thân hướng đến những mục đích cao đẹp và thực hiện được những ước mơ của mình.

Câu 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.
  2. Khi có ai đó rơi vào nợ nần, nếu biết lập kế hoạch chi tiêu và cân đối thu chi hợp lí thì có thể thoát khỏi tình trạng đó.
  3. Lập kế hoạch chi tiêu làm cho việc sử dụng tiền không được thoải mái.
  4. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta có thể chủ động trong những hoàn cảnh bất ngờ phát sinh.

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến a, b, d. Vì đây là sự cần thiết khi lập kế hoạch chi tiêu.

Em không đồng tình với ý kiến c. Vì lập kế hoạch chi tiêu là sử dụng tiền một cách hợp lý, đúng mục đích và đã được cân nhắc.

Câu 11: Nhà H ở cạnh đường biên giới, dạo gần đây H phát hiện có một nhóm đối tượng lợi dụng địa hình để thực hiện các hành vi buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, vào tiêu thụ tại thị trường của Việt Nam. Em nên làm gì khi phát hiện hành vi phạm tội của nhóm người trên?

Trả lời:

H nên quan sát nhóm đối tượng một cách cẩn trọng, có thể hãy ghi lại các bằng chứng phạm tội, trình báo sự việc lên các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lí hiệu quả.

Câu 12: Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao?

  1. a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì.
  2. b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình.
  3. c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình.
  4. d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất.

đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.

  1. e) Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.

Trả lời:

- Các ý kiến đúng: b, đ, e

- Những ý kiến trên đều đúng quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Trẻ em ngoài việc học tập có thể làm những việc gia đình vừa sức để giúp đỡ cha mẹ.

 

Câu 13: Em hãy phân loại các mục tiêu dưới đây theo các lĩnh vực và thời gian.

  1. Bạn T đặt mục tiêu năm 18 tuổi sẽ chinh phục đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
  2. Anh K quyết tâm mỗi sáng sẽ dậy sớm chạy ba vòng quanh khu chung cư.
  3. Bạn G đặt mục tiêu năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi.

Trả lời:

  1. Mục tiêu chinh phục đỉnh Phan-xi-păng vào năm 18 tuổi của bạn T là một mục tiêu trong lĩnh vực du lịch, khám phá.
  2. Mục tiêu của anh K là mục tiêu thuộc lĩnh vực sức khỏe.
  3. Mục tiêu của bạn G là một mục tiêu dài hạn với mục đích trở thành một nhà viết truyện.

Câu 14:  Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây:

  1. Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chi của mình để đảm bảo cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã tiêu hết tiền.
  2. Thấy bạn thân hay mua đồ ăn vặt, Nam nhắc nhở và khuyên bạn không nên chi tiêu như vậy vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.
  3. Bạn H có thói quen chi tiêu không kiểm soát nên thường xuyên xin thêm tiền bố mẹ.
  4. Bạn Bình lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng. Sau một thời gian, Bình nhận thấy chi lớn hơn thu và đã xem lại phần chi tiêu của các tháng trước. Nhận ra một số khoản chi chưa hợp lí nên Bình cắt giảm ngay.

Trả lời:

  1. Việc làm của Lan là đúng. Lan đã lập kế hoạch và dự phòng chi tiêu cho bản thân.
  2. Việc làm của Nam là đúng. Nam là một người bạn tốt, biết quan tâm đến bạn của mình.
  3. Việc làm của H là không đúng. Tiền bố mẹ kiếm được bằng lao động vất vả, bạn H làm như vậy là không biết trân trọng công sức lao động và giúp đỡ bố mẹ.
  4. Việc làm của Bình đã thể hiện việc kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho phù hợp.

Câu 15: Anh K phát hiện ra phía chân núi có một quả bom tàn dư lại sau chiến tranh, anh K nghĩ nếu lấy được phần vỏ kim loại đó để bán sắt vụn thì kiếm được một khoản tiền. Nhưng một mình anh K không thể tự dịch chuyển hay cưa quả bom đó, anh K liền rủ anh T là hàng xóm cùng đến cưa và chia đôi số tiền kiếm được. Thấy anh T lo ngại về việc quả bom có thể sẽ phát nổ trong quá trình hai anh đang làm, anh K chấn an “nếu nó nổ được đã nổ từ khi có chiến tranh rồi kìa”. Theo em anh T nên làm gì để giữ an toàn cho bản thân và anh K?

Trả lời:

Nếu em là anh T em sẽ làm như sau:

  • Khuyên anh K không nên cưa bom để lấy sắt vụn.
  • Không đi theo anh K để thực hiện hành vi phá quả bom kia.
  • Khuyên anh K nên báo cho cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện các hành động tiêu hủy quả bom một cách an toàn.

 

Câu 16: P năm nay 15 tuổi nhưng do nhà hoàn cảnh khó khăn nên em có xin vào một xưởng làm đồ thủ công mĩ nghệ để làm thêm, vừa kiếm thêm thu nhập vừa có thể rèn luyện được tay nghề. Chủ xưởng thường xuyên yêu cầu P làm các công việc như cắt, dập sợi mây bằng máy dập. Theo em, hành động của chủ xưởng đó đã thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động chưa thành niên của nhà nước không?

Trả lời:

- Hành động của chủ nhà xưởng mà P đang theo làm chưa làm đúng theo những điều mà Nhà nước đã quy định về việc sử dụng lao động thành niên.

- Theo quy định của Nhà nước lao động tuổi thành niên:

  1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
  2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
  3. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
  4. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.

Câu 17: N học môn Toán không được tốt, em thường mất rất nhiều thời gian để giải một bài toán trong khi các bạn khác chỉ mất nửa thời gian. N muốn cải thiện kết quả môn học này của mình, theo em N nên làm gì để vừa học tốt môn Toán vừa có thể đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  1. Không làm ảnh hưởng đến các môn học khác.
  2. Có được thành tích khá về môn Toán trong học kì tới.

Trả lời:

Để có được thành tích tốt về môn Toán mà vẫn thỏa mãn các yêu cầu N có thể chọn cách làm như sau:

  1. Lên kế hoạch cụ thể dựa vào thời gian biểu của mình, cân đối thời gian học tập cho môn Toán và các môn học khác một cách phù hợp.
  2. Đặt ra thời gian cụ thể mỗi ngày để làm bài tập, ôn tập thêm về môn Toán. Học tập thêm cùng bạn bè học tốt môn học này, hỏi thầy cô những chủ điểm kiến thức em chưa nắm rõ.

Câu 18: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Hễ có tiền là K tiêu hết luôn. Khi thấy bạn bè có món đồ nào trông lạ mắt, K lại đua đòi, xin tiền bố mẹ để mua bằng được. Thấy K nhiều lần mua đồ chỉ chơi một lần là chán, có nhiều thứ chưa dùng đến, bạn thân khuyên K không nên lãng phí như vậy nhưng K không nghe.

Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của K. Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?

Trả lời:

Thói quen chi tiêu của K đang mất kiểm soát, đua đòi với các bạn. Nếu em là bạn của K, em sẽ khuyên K chi tiêu hợp lý hơn, không chỉ vì nhìn thấy các bạn có mình cũng muốn có mà xin bố mẹ mua bằng được; giải thích cho K hiểu về sự vất vả khi kiếm tiền của bố mẹ; đặc biệt sẽ cho K thấy được sẽ còn những bạn nhỏ, em nhỏ đáng thương hơn mình, không có đồ chơi để chơi, mình có thì nên trân trọng.

 

Câu 19: Bà A có chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm, bà sắp xếp tất cả các món đồ đã chuẩn bị để thắp hương, bà A châm một nén nhang rồi cắm vào bát hương có nhiều chân hương đã tàn. Sau khi vừa khấn xong thì bà B có sang nhà rủ bà A đi lên chùa cúng cầu may. Bà A vội vàng chuẩn bị để cùng bà B lên chùa, để mặc cho nén nhang vẫn còn đang bén trên ban thờ. Theo em, việc làm của bà A có thể dẫn đến điều gì?

Trả lời:

Việc làm của bà A có thể dẫn đến sự việc sau: khiến lửa bén vào chân nhang và gây ra cháy nổ, hỏa hoạn.

Câu 20: Chị P làm việc tại công xưởng của ông Y đã 4 tháng, ông Y hứa sẽ tăng lương nếu chị P làm tốt các công việc đã được giao. Chị P có nên đồng ý với điều khoản của ông Y theo cách thỏa thuận miệng như vậy không nếu có xảy ra điều gì không đúng với thỏa thuận thì chị P có thể dựa vào đâu để bảo vệ quyền lợi của mình?

Trả lời:

Để đảm bảo được quyền lợi của mình trong trường hợp này, chị P nên yêu cầu ông Y đưa ra một văn bản quy phạm về việc sẽ tăng lương cho chị, để làm căn cứ, phòng khi ông Y quên mất những gì đã trao đổi với chị P. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay