Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
BÀI 18. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Nguồn lực là gì?
Trả lời:
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn ổn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường.... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Câu 2: Nguồn lực phát triển kinh tế là gì?
Trả lời:
Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực con người, tài sản quốc gia và các yếu tố phi vật chất, bao gồm cả trong và ngoài nước, có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
Câu 3: Các nguồn lực kinh tế được phân loại như thế nào?
Trả lời:
Các nguồn lực kinh tế được phân loại căn cứ theo nguồn gốc và căn cứ theo phạm vi lãnh thổ.
+ Căn cứ vào nguồn gốc, các loại nguồn lực được chia thành: nguồn lực về vị trí địa lí, nguồn lực về tự nhiên và nguồn lực về kinh tế – xã hội.
+ Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành 2 loại:
- Nguồn lực trong nước (nội lực) bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác.
- Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) bao gồm khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất và kinh doanh... từ nước ngoài.
Câu 4: Nêu sự phân loại các nguồn lực?
Trả lời:
- Căn cứ vào nguồn gốc, có các nguồn lực:
+ Vị trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên; vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông.
+ Tự nhiên: Đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
+ Kinh tế - xã hội: Dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, thương hiệu quốc gia, lịch sử - văn hoá, đường lối chính sách.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có các loại:
+Nguồn lực trong nước: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, lịch sử - văn hoá, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách.
+Nguồn lực nước ngoài: Vốn đầu tư nước ngoài, lao động nước ngoài; tri thức, kinh nghiệm tổ chức và quản lí, khoa học - công nghệ.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Nguồn lực vị trí địa lí có tác động như thế nào tới phát triển kinh tế?
Trả lời:
Tác động của vị trí địa lí tới phát triển kinh tế:
- Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế – xã hội, địa lí giao thông).
- Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau.Ví dụ: Một nước có vị trí ở gần đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi cho giao lưu quốc tế hơn là nước không có vị trí đó.
- Trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
Câu 2: Điều kiện tự nhiên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
Trả lời:
Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế – xã hội, địa lí giao thông) tạo ra những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
Câu 3: Tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
Trả lời:
Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, rừng,...) và các điều kiện tự nhiên (thời tiế hậu,...) phong phú, đa dạng có ảnh hưởng đến phát tiết, khi h kho triển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.
Câu 4: Dân cư và nguồn lao động có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
Trả lời:
Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Vai trò của dân cư, nguồn lao động với việc phát triển kinh tế thể hiện ở hai khía cạnh chính, thứ nhất là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm, tạo ra tăng trưởng. Thứ hai, tham gia tạo cầu của nền kinh tế vì dân cư, nguồn lao động đồng thời tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ. Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của nguồn lao động xã hội góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 5: Phân tích vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế?
Trả lời:
Vốn là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, bản thân chúng lại - là kết quả đầu ra của các quá trình sản xuất trước đó. Vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
Câu 6: Phân tích vai trò của khoa học – kĩ thuật và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế?
Trả lời:
Khoa học – kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác (ví dụ khoa học và công nghệ đã làm biến đổi chất lượng nguồn lao động theo hướng chuyển từ lao động cơ bắp sang lao động sử dụng máy móc, lao động trí tuệ, làm tăng năng suất lao động); thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Câu 7: Phân tích vai trò của chính sách và xu thế phát triển đối với sự phát triển kinh tế?
Trả lời:
Chính sách và xu thế phát triển (thể chế chính trị, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật,...) là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Một quốc gia có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế ха hội. Hơn nữa hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách không chỉ phù hợp với sự vận động và phát triển kinh tế – xã hội trong nước mà còn phải phù hợp với xu hướng của thế giới và khu vực.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Phân tích vai trò của nguồn lực dân cư, lao động đối với phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Dân cư, nguồn lao động là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế:
+ Dân cư, lao động với hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, tạo ra tăng trưởng; là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế.
+ Dân cư, lao động đồng thời tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ; như vậy, tham gia vào việc tạo nhu cầu của nền kinh tế. Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của dân cư góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế.
Câu 2: Phân tích vai trò của nguồn lực khoa học – kĩ thuật, công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Khoa học - kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế:
+ Khoa học - kĩ thuật và công nghệ góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả s dụng các nguồn lực khác (ví dụ: khoa học và công nghệ đã làm biến đổi chất lượng nguồn lao động theo hướng chuyên từ lao động cơ bắp sang lao động sử dụng máy móc, lao động trí tuệ, làm tăng năng suất lao động).
+ Khoa học – kĩ thuật và công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. theo san
+ Khoa học – kĩ thuật và công nghệ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Câu 3: Phân tích vai trò của nguồn lực thị trường đối với phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
- Thị trường: Là động lực phát triển kinh tế.
- Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của thị trường góp phần trọng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 4: Phân biệt nguồn lực kinh tế với phát triển kinh tế?
Trả lời:
- Nguồn lực được hiểu là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến xã hội của một quốc gia. Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực con người, tài sản quốc gia và các yếu tố phi vật chất, bao gồm cả trong và ngoài nước, có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
- Điều kiện là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả điều kiện lẫn tài nguyên:
+ Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản) và các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia.
+ Điều kiện kinh tế – xã hội: Các yếu tố dân cư và lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật,
+ Chính sách, thị trường, tiến bộ khoa học kĩ thuật.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài:
+ Nguồn lực bên ngoài (vốn, kinh nghiệm,...): Thúc đẩy, hỗ trợ việc khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong.
+ Nguồn lực bên trong: Tạo sự hấp dẫn, thu hút, định hướng việc huy động các nguồn lực bên ngoài.
Câu 2: Khái niệm nguồn lực với khái niệm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội có trùng hợp hoàn toàn không?
Trả lời:
Thuật ngữ điều kiện tự nhiên nhiều khi bao gồm cả ý nghĩa về mặt điều kiện lẫn tài nguyên. Thuật ngữ điều kiện kinh tế – xã hội rất rộng. Khái niệm nguồn lực không đồng nghĩa với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội, mà có tính chất chọn lọc hơn.
=> Giáo án địa lí 10 cánh diều bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế