Câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều Phần 2: Địa lí khu vực và quốc gia – cộng hoà nhân dân trung hoa (trung quốc)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Đia lí 11 Cánh diều Phần 2:Địa lí khu vực và quốc gia – cộng hoà nhân dân trung hoa (trung quốc). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 Cánh diều.

ÔN TẬP PHẦN HAI

ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA – CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

Câu 1: Quan sát Hình 26.1. Bản đồ tự nhiên Trung Quốc và kể tên các đồng bằng thuộc đất nước này.

Trả lời:

Các đồng bằng thuộc Trung Quốc là: đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Nam, đồng bằng Hoa Trung.

Câu 2: Quan sát Hình 26.1. Bản đồ tự nhiên Trung Quốc và kể tên các dãy núi thuộc đất nước này.

Trả lời:

Các dãy núi thuộc đất nước này là: dãy Đại Hưng, dãy Côn Luân, dãy Hi-ma-lay-a, dãy Thiên Sơn.

Câu 3: Kể tên các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc.

Trả lời:

Các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc là: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Áp-ga-nít-xtan, Pa-kít-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam.

Câu 4: Quan sát Hình 26.1. Bản đồ tự nhiên Trung Quốc và kể tên các sông lớn của Trung Quốc.

Trả lời:

Các sông lớn ở Trung Quốc là: Châu Giang, Trường Giang, Hoàng Hà, Hắc Long Giang.

Câu 5: Kể tên các đô thị từ 15 triệu người trở lên dựa vào hình 26.6. Bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc năm 2020.

Trả lời:

Các đô thị từ 15 triệu người trở lên là: Trùng Khánh, Bắc Kinh, Thượng Hải.

Câu 6: Nêu những nét đặc trưng về địa hình, đất đai của Trung Quốc. Với địa hình, đất đai như vậy, Trung Quốc đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Địa hình đa dạng, núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. - Địa hình đa dạng, núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ.

- Địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình: - Địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình:

+ Miền Đông: + Miền Đông:

• Địa hình chủ yếu: đồng bằng, đồi núi thấp.

• Các đồng bằng châu thổ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù sa màu mỡ.

• Phía đông nam: địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 400m, chủ yếu là đất feralit

→ Ảnh hưởng:

• Nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc.

• Phát triển trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cây cận nhiệt.

+ Miền Tây: + Miền Tây:

• Tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ, sơn nguyên, cao nguyên, bồn địa và hoang mạc.

• Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh.

• Đất phổ biến: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc khô cằn.

→ Ảnh hưởng:

• Thuận lợi: phát triển trồng rừng và chăn nuôi gia súc.

• Khó khăn: không thuận lợi cho sản xuất.

Câu 7: Khí hậu và sông ngòi hai miền ở Trung Quốc có những nét đặc trưng gì? Những nét đặc trưng đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ này?

Trả lời:

* Khí hậu:

- Phần lớn có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cần nhiệt. - Phần lớn có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cần nhiệt.

- Khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều đông – tây, bắc – nam và theo độ cao - Khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều đông – tây, bắc – nam và theo độ cao

+ Miền Đông: + Miền Đông:

• Khí hậu gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh khô.

• Lượng mưa trung bình: 750 mm đến 2 000 mm/năm.

• Từ nam lên bắc, khi hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa nên nhiệt độ, lượng mưa cũng thay đổi.

→ Ảnh hưởng:

• Thuận lợi: phát triển sản xuất nông nghiệp và cư trú.

• Khó khăn: Lũ lụt ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

+ Miền Tây: + Miền Tây:

• Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

• Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm, giữa các mùa khá lớn.

• Lượng mưa trung bình năm: 250 mm.

→ Ảnh hưởng: dân cư thưa thớt, không thuận lợi phát triển nông nghiệp.

+ Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh. + Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.

* Sông:

- Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang. - Nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang.

- Đa số các sông đều bắt nguồn từ phía tây và chảy ra biển phía đông. - Đa số các sông đều bắt nguồn từ phía tây và chảy ra biển phía đông.

→ Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: - Thuận lợi:

+ Sông ở miền Tây giàu tiềm năng thủy điện. + Sông ở miền Tây giàu tiềm năng thủy điện.

+ Sông ở miền Đông có giá trị cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phát triển giao thông đường thủy. + Sông ở miền Đông có giá trị cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phát triển giao thông đường thủy.

- Khó khăn: lũ lụt cho nhiều vùng ở hạ lưu. - Khó khăn: lũ lụt cho nhiều vùng ở hạ lưu.

* Hồ:

- Có một số hồ lớn chứa nước ngọt quan trọng: Động Đình, Phiên Dương,… - Có một số hồ lớn chứa nước ngọt quan trọng: Động Đình, Phiên Dương,…

- Các hồ nước mặn: Thanh Hải, Thiên Đường,… - Các hồ nước mặn: Thanh Hải, Thiên Đường,…

→ Ảnh hưởng: có giá trị về thủy lợi và phát triển du lịch.

Câu 8: Trình bày những điểm nổi bật về dân cư của Trung Quốc. Đặc điểm dân cư có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Đặc điểmẢnh hưởng
 - Nước đông dân nhất thế giới: 1,4 tỉ người (chiếm hơn 18% dân số thế giới).  - Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm dần. - Thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào, phát triển kinh tế.
 - Cơ cấu dân số:  + Cơ cấu dân số vàng: số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao nhưng đang có xu hướng già hóa.  + Cơ cấu giới tính: Có sự chênh lệch khá lớn: tỉ lệ nam là 51,3% còn tỉ lệ nữ là 48,7%. - Các thách thức về dân số già trong tương lai.  - Các hạn chế về đặc điểm nguồn lao động, việc làm và các vấn đề xã hội.
 - Trung Quốc có hơn 56 dân tộc cùng chung sống, người Hán chiếm 90% dân số.  - Mật độ dân số khá cao, dân cư tập trung ở phía đông và thưa thớt ở phía tây. - Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai miền.
 - Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61% (2020).  - Các thành phố có quy mô dân số trên 10 triệu người: Thương Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,… - Thay đổi diện mạo các làng xã.  - Mở rộng lối sống đô thị.

Câu 9: Trình bày những đặc điểm về xã hội của Trung Quốc. Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc?

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Là cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật, các tác phẩm văn học nổi tiếng. - Là cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật, các tác phẩm văn học nổi tiếng.

- Chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện: HDI ở mức cao (0,764). - Chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện: HDI ở mức cao (0,764).

- Giáo dục được chú trọng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, chất lượng. - Giáo dục được chú trọng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, chất lượng.

- Công tác chăm sóc sức khỏe được đẩy mạnh, phần lớn người dân có bảo hiểm y tế. - Công tác chăm sóc sức khỏe được đẩy mạnh, phần lớn người dân có bảo hiểm y tế.

- Công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt nhiều thành tựu. - Công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt nhiều thành tựu.

* Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: - Thuận lợi:

+ Nền văn hóa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. + Nền văn hóa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

+ Nguồn nhân lực dồi dào – nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. + Nguồn nhân lực dồi dào – nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Tình hình kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn thay đổi: + Tình hình kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn thay đổi:

• Đời sống người dân được nâng cao.

• Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

• Góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện đất nước.

- Khó khăn: Sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giwuax các vùng miền. - Khó khăn: Sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giwuax các vùng miền.

Câu 10: Tại sao dân cư Trung Quốc lại phân bố tập trung ở miền Đông và thưa thớt ở miền Tây?

Trả lời: 

Dân cư Trung Quốc phân bố tập trung ở miền Đông vì:

- Miền Đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế: địa hình đồng bằng, đất đai phù sa màu mỡ, khí hậu gió mùa ôn hòa, sông ngòi dày đặc, có giá trị. - Miền Đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế: địa hình đồng bằng, đất đai phù sa màu mỡ, khí hậu gió mùa ôn hòa, sông ngòi dày đặc, có giá trị.

- Miền Đông có tài nguyên rừng phong phú cung cấp nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ. - Miền Đông có tài nguyên rừng phong phú cung cấp nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ.

- Miền Đông là nơi được khai phá sớm hơn nên có sự tập trung dân cư đông hơn. - Miền Đông là nơi được khai phá sớm hơn nên có sự tập trung dân cư đông hơn.

- Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị cũng phần lớn tập trung ở phía đông nên thu hút dân cư. - Các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị cũng phần lớn tập trung ở phía đông nên thu hút dân cư.

Câu 11: Tại sao khí hậu Trung Quốc có sự phân hóa đa dạng?

Trả lời:

Khí hậu Trung Quốc có sự phân hóa đa dạng là do: Phạm vi của Trung Quốc trải dài trên bốn vùng khí hậu, từ vùng ôn đới đến nhiệt đới. Ngoài ra, đất nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo.

Câu 12: Giải thích lí do miền tây Trung Quốc có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt?

Trả lời:

Trung Quốc có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt vì: địa hình phía tây gồm các núi cao đồ sộ, các sơn nguyên, cao nguyên, bồn địa và hoang mạc. Miền Tây nằm sâu trong lục địa, bị ngăn cách với biển bởi miền lãnh thổ phía Đông rộng lớn, bốn bề bao bọc bởi lục địa, vì vậy miền Tây không nhận được lượng ẩm cung cấp từ biển nên khí hậu khô hạn, gió lục địa thổi ra có tính chất khô, không gây mưa.

Câu 13: Chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Trung Quốc.

Trả lời: 

- Hệ thực vật của Trung Quốc rất đa dạng, rừng tự nhiên tập trung ở miền Đông và hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên tập trung ở phía Tây. - Hệ thực vật của Trung Quốc rất đa dạng, rừng tự nhiên tập trung ở miền Đông và hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên tập trung ở phía Tây.

- Trung Quốc là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp trên thế giới, là quốc gia đa dạng sinh học cao thứ ba trên thế giới. - Trung Quốc là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp trên thế giới, là quốc gia đa dạng sinh học cao thứ ba trên thế giới.

- Trung Quốc có trên 34.687 loài động vật, trong đó quốc gia này là nơi sinh sống của ít nhất 551 loài thú (nhiều thứ ba thế giới), 1.221 loài chim (đứng thứ tám thế giới), 424 loài bò sát (thứ bảy thế giới) và 333 loài động vật lưỡng cư (vị trí thứ bảy). - Trung Quốc có trên 34.687 loài động vật, trong đó quốc gia này là nơi sinh sống của ít nhất 551 loài thú (nhiều thứ ba thế giới), 1.221 loài chim (đứng thứ tám thế giới), 424 loài bò sát (thứ bảy thế giới) và 333 loài động vật lưỡng cư (vị trí thứ bảy).

- Trung Quốc có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm như gấu trúc, bò Tây Tạng, cá sấu,… - Trung Quốc có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm như gấu trúc, bò Tây Tạng, cá sấu,…

Câu 14: Nêu những đặc điểm và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc. Nguyên nhân khiến Trung Quốc đạt được những thành tựu kinh tế nổi bật là gì?

Trả lời:

* Đặc điểm:

- Nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới. - Nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai thế giới.

- Mức đóng góp trung bình hằng năm là hơn 30%. - Mức đóng góp trung bình hằng năm là hơn 30%.

- Quy mô GDP: tăng nhanh liên tục và trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (chiếm 17,3%). - Quy mô GDP: tăng nhanh liên tục và trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (chiếm 17,3%).

- Tốc độ tăng GDP: luôn ở mức cao dù có biến động qua các năm. - Tốc độ tăng GDP: luôn ở mức cao dù có biến động qua các năm.

- Cơ cấu GDP: thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng. - Cơ cấu GDP: thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh. - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.

- Trung Quốc là nước xuất siêu với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ à 5 080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới. - Trung Quốc là nước xuất siêu với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ à 5 080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

* Vị thế của Trung Quốc:

- Là một trong số các quốc gia có nền thương mại đứng đầu thế giới. - Là một trong số các quốc gia có nền thương mại đứng đầu thế giới.

- Là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn (163 tỉ USD năm 2020). - Là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn (163 tỉ USD năm 2020).

* Nguyên nhân:

- Có nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú. - Có nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú.

- Nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao. - Nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao.

- Trung Quốc chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có các chính sách thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài. - Trung Quốc chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và có các chính sách thu hút nguồn nhân lực từ nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động. - Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động.

- Nhà nước có các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động. - Nhà nước có các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động.

- Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút FDI. - Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế để thu hút FDI.

- Trung Quốc chú trọng ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. - Trung Quốc chú trọng ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Câu 15: Nêu những nét đặc trưng về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Trung Quốc.

Trả lời:

* Đặc điểm chung:

- Đóng góp 7,7% GDP. - Đóng góp 7,7% GDP.

- Giải quyết việc làm co khoảng 22% lực lượng lao động của đất nước. - Giải quyết việc làm co khoảng 22% lực lượng lao động của đất nước.

* Nông nghiệp:

- Ngành trồng trọt: - Ngành trồng trọt:

+ Là ngành chủ yếu, chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp. + Là ngành chủ yếu, chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp.

+ Cây lương thực giữ vị trí quan trọng. + Cây lương thực giữ vị trí quan trọng.

+ Các cây công nghiệp (đậu tương, bông, lạc, củ cải đường,…), cây thực phẩm và cây ăn quả cũng phát triển. + Các cây công nghiệp (đậu tương, bông, lạc, củ cải đường,…), cây thực phẩm và cây ăn quả cũng phát triển.

+ Phân bố: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. + Phân bố: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

- Ngành chăn nuôi: - Ngành chăn nuôi:

+ Được quan tâm phát triển. + Được quan tâm phát triển.

+ Phân bố: lợn, bò, gia cầm nuôi ở vùng đồng bằng, cừu, dê được chăn thả ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và các khu tự trị phía Tây. + Phân bố: lợn, bò, gia cầm nuôi ở vùng đồng bằng, cừu, dê được chăn thả ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và các khu tự trị phía Tây.

* Lâm nghiệp:

- Sản lượng gỗ tròn khai thác: 350,6 triệu m3 (2020) – đứng thứ ba thế giới. - Sản lượng gỗ tròn khai thác: 350,6 triệu m3 (2020) – đứng thứ ba thế giới.

- Trung Quốc hướng tới bảo vệ rừng và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, giới hạn sản lượng khai thác hàng năm. - Trung Quốc hướng tới bảo vệ rừng và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, giới hạn sản lượng khai thác hàng năm.

- Nỗ lực trồng rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng. - Nỗ lực trồng rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng.

* Thủy sản:

- Lâu đời và rất phát triển. - Lâu đời và rất phát triển.

- Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đứng đầu thế giới. - Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đứng đầu thế giới.

- Các ngư trường khai thác chủ yếu ở biển Hoàng Hải, Hoa Đông. - Các ngư trường khai thác chủ yếu ở biển Hoàng Hải, Hoa Đông.

- Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh, chủ yếu là cá, tôm, trai lấy ngọc, rong biển,… - Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh, chủ yếu là cá, tôm, trai lấy ngọc, rong biển,…

Câu 16: Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?

Trả lời: 

Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông vì: miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình đồng bằng, đất đai phù sa màu mỡ. Khí hậu ôn hòa thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 17: Tại sao các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông?

Trả lời:

- Vị trí địa lí:  - Vị trí địa lí:

+ Tiếp giáp vùng biển rộng lợi phía đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trên thế giới. + Tiếp giáp vùng biển rộng lợi phía đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trên thế giới.

+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á). + Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á).

- Điều kiện tự nhiên: - Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ôn hóa, mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy công nghiệp,… + Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ôn hóa, mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy công nghiệp,…

+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ dầu khí, than đá có trữ lượng lớn cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khai thác. + Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ dầu khí, than đá có trữ lượng lớn cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khai thác.

- Dân cư: tập trung chủ yếu ở phía Đông nên có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Dân cư: tập trung chủ yếu ở phía Đông nên có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị phát triển, nhiều đô thị lớn. - Cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị phát triển, nhiều đô thị lớn.

Câu 18: Giải thích vì sao ngành công nghiệp điện tử - tin học trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Trung Quốc?

Trả lời:

Ngành công nghiệp điện tử - tin học trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Trung Quốc vì:

- Nhiều sản phẩm như máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng,… có sản lượng hàng đầu thế giới. - Nhiều sản phẩm như máy tính, điện thoại di động, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng,… có sản lượng hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc muốn chấm dứt phụ thuộc vào công nghệ cao. - Trung Quốc muốn chấm dứt phụ thuộc vào công nghệ cao.

- Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đại dịch COVID-19 khiến người dân chuyển sang làm việc và học tập tại nhà nên sự phát triển của điện tử, công nghệ ngày càng phổ biến. - Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đại dịch COVID-19 khiến người dân chuyển sang làm việc và học tập tại nhà nên sự phát triển của điện tử, công nghệ ngày càng phổ biến.

- Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác. - Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác.

Câu 19: Chứng minh Trung Quốc có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim.

Trả lời:

- Nhờ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu..). - Nhờ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt, kim loại màu..).

- Tài nguyên rừng giàu có. - Tài nguyên rừng giàu có.

- Nguồn lao động dồi dào, năng động. Thị trường tiêu thụ lớn. - Nguồn lao động dồi dào, năng động. Thị trường tiêu thụ lớn.

- Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất. - Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.

- Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp của nhà nước. - Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp của nhà nước.

Câu 20: Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ giữa hai nước láng giềng và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, chính trị. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì vậy quốc gia này đã tái mở cửa. Theo em, điều này có ảnh hưởng tạo ra những cơ hội và thách thức gì cho Việt Nam?

Trả lời:

Việc mở cửa của Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam là:

* Cơ hội:

- Thúc đẩy sự hồi sinh du lịch của Việt Nam và tạo các cơ hội việc làm liên quan đến ngành du lịch của Việt Nam vì Trung Quốc chiếm khoảng 30% tỉ trọng khách du lịch quốc tế. - Thúc đẩy sự hồi sinh du lịch của Việt Nam và tạo các cơ hội việc làm liên quan đến ngành du lịch của Việt Nam vì Trung Quốc chiếm khoảng 30% tỉ trọng khách du lịch quốc tế.

- Quan hệ hợp tác thương mại quốc tế cũng thuận lợi hơn vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. - Quan hệ hợp tác thương mại quốc tế cũng thuận lợi hơn vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

* Thách thức:

- Hàng hóa trong nước chịu sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, tăng áp lực nhập siêu. - Hàng hóa trong nước chịu sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, tăng áp lực nhập siêu.

- Đồng Nhân dân tệ giảm giá tạo cơ hội cho các sản phẩm Trung Quốc dễ vào Việt Nam hơn và tăng áp lực cạnh tranh cho những doanh nghiệp nội địa. - Đồng Nhân dân tệ giảm giá tạo cơ hội cho các sản phẩm Trung Quốc dễ vào Việt Nam hơn và tăng áp lực cạnh tranh cho những doanh nghiệp nội địa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay