Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 12 cánh diều.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

BÀI 22: PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

(14 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

- Duyên hải Nam Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giáp với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, giáp nước láng giềng Lào và Biển Đông rộng lớn. Lãnh thổ nằm gần tuyến hàng hải quốc tế, tạo cho Duyên hải Nam Trung Bộ nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển các ngành kinh tế biến.

- Duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên khoảng 44,5 nghìn km², có vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; có 4 huyện đảo là: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quý (Bình Thuận).

Câu 2: Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm dân số như thế nào?

Trả lời:

Câu 3: Em hãy cho biết hướng phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

Câu 4: Duyên hải Nam Trung Bộ có những hạn chế gì trong việc phát triển các ngành kinh tế biển?

Trả lời:

Câu 5: Việc phát triển kinh tế biển có ý nghĩa gì đối với an ninh quốc phòng của vùng?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Trình bày thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng để phát triển các ngành kinh tế biển?

Trả lời:

- Duyên hải Nam Trung Bộ có vùng biển rộng với nguồn lợi thuỷ sản phong phú; nhiều bãi cá, bãi tôm và ngư trường lớn (Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa); hệ sinh thái vùng biển, đảo đa dạng, nhiều vũng vịnh, đầm phá. Đây là tiềm năng lớn cho phát triển ngành thuỷ sản với các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng.

- Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều dãy núi chạy sát ra biển tạo thành các bản đảo (Sơn Trà, Phương Mai, Hòn Gốm....), vũng vịnh kín gió (Dung Quất, Quy Nhơn, Vân Phong....), gần với tuyến đường biển quốc tế là điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp (Mỹ Khê, Quy Nhơn, Mũi Né,...), vịnh biển nổi tiếng (Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh,...), các đào (Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý,...) thích hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch biển, đảo.

- Tài nguyên khoáng sản biển nổi bật, có tiềm năng lớn là dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa. Ngoài ra, còn có cát thuỷ tỉnh, ti-tan ở ven biển của Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Định. Sản xuất muối rất thuận lợi. Đây là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Duyên hải Nam Trung Bộ còn có tiềm năng rất lớn cho phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời.

Câu 2: Trình bày thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng để phát triển các ngành kinh tế biển?

Trả lời:

Câu 3: Em hãy phân tích tình hình khai thác tài nguyên sinh vật biển của Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

Câu 4: Trình bày tình hình phát triển giao thông vận tải biển của vùng?

Trả lời:

Câu 5: Phân tích đặc điểm phát triển du lịch biển đảo của Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

Câu 6: Trình bày tình hình phát triển của khai thác khoáng sản biển?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Tại sao nói Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế?

Trả lời:

- Vùng biển rộng, giàu nguồn lợi sinh vật, nhiều bãi cá, bãi tôm; có các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuận lợi cho đánh bắt thủy sản. Ở trên các đảo ven bờ có nhiều đặc sản (chim yến,...).

- Bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản.

- Đường bờ biển khúc khuỷu, có các vũng vịnh kín gió (Dung Quất, Quy Nhơn, Vân Phong,...), nằm gần tuyến đường biển quốc tế là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông biển.

- Có nhiều bãi biển đẹp (Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né,...); vịnh biển nổi tiếng (Vân phong, Cam Ranh, Nha Trang, Mỹ Khê,...); các đảo gần bờ (Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý,...) làm cơ sở thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo.

- Tài nguyên khoáng sản có tiềm năng lớn là mỏ dầu và khí tự nhiên ở thềm lục địa (Bình Thuận). Sản xuất muối thuận lợi (nhất là ở Ninh Thuận, Quảng Ngãi). Ở đây còn có cát thủy tinh ở ven biển Khánh Hòa, ti-tan ven biển Bình Định, Đà Nẵng. Các nguồn tài nguyên này là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Có tiềm năng rất lớn ở vùng ven biển, vùng biển và đảo để phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).

- Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ.

- Rừng có diện tích tương đối lớn với nhiều loại gỗ, chim và thú quý.

- Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ thuận lợi phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm; các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu,…

Câu 2: Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Chứng minh rằng ngành đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh?

Trả lời:

Ngành đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh do có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi về kinh tế - xã hội.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Vùng biển rộng, giàu nguồn lợi sinh vật, nhiều bãi cá, bãi tôm; có các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng, vịnh,...thuận lợi xây dựng cảng cá.

+ Vùng biển ấm quanh năm.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Lực lượng lao động đông, có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt thủy sản.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành thủy sản được chú trọng đầu tư: đội tàu đánh cá được đầu tư công suất lớn với máy móc, thiết bị hiện đại, các cảng cá được nâng cấp, dịch vụ thủy sản phát triển đa dạng,...

+ Công nghiệp chế biến phát triển góp phần nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản đánh bắt.

+ Chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước, trong đó có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, góp phần bảo vệ môi trường; có ý nghĩa đối với bảo vệ chủ quyền biển đạo,...

+ Thị trường trong nước và thế giới về thủy sản đánh bắt lớn.

--------------------------------------
---------------------Còn tiếp----------------------

=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay