Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức Bài 18: Châu Đại Dương
Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18: Châu Đại Dương. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 18: CHÂU ĐẠI DƯƠNG
(16 câu)
1. Nhận biết (3 câu)
Câu 1: Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ châu Đại Dương?
Trả lời:
Châu Đại Dương gồm hai bộ phận:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bản cầu Nam.
- Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, bao gồm bốn khu vực (Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di, Niu Di-len) trải trên một không gian rất rộng trên đại dương và có số lượng đảo rất lớn nhưng hầu hết là các đảo nhỏ.
Câu 2: Trình bày hình dạng, kích thước của châu Đại Dương?
Trả lời:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a tuy có diện tích nhỏ (chỉ gần 7,7 triệu km²) nhưng do bờ biển ít bị chia cắt nên lục địa Ô-xtrây-li-a có dạng hình khối rõ rệt, từ bắc xuống nam dài hơn 3.000 km và từ tây sang đông, nơi rộng nhất khoảng 4000 km.
- Vùng đảo châu Đại Dương có tỏng diện tích chỉ khoảng 1 triệu km².
Câu 3: Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương?
Trả lời:
Ô-xtrây-li-a là nơi có ít dân sinh sống (số dân năm 2020 là 25,5 triệu người) và mật độ dân số cũng rất thấp (chỉ khoảng 3 người/km²).
Dân cư phân bố rất không đều. Đại bộ phận dân cư tập trung ở các vùng duyên hải phía đông, đông nam và tây nam. Trái lại, nhiều khu vực rộng lớn ở sơn nguyên phía tây Ô-xtrây-li-a và vùng đồng bằng Trung tâm hầu như không có người ở.
Mức độ đô thị hoá của Ô-xtrây-li-a rất cao. Tỉ lệ dân thành thị là 86% (năm 2020). Các thành phố lớn là Xít-ni, Men-bơn, Bri-xbên, Pớc, A-đê-lai, Can-bê-ra đều nằm ở ven biển phía đông và phía nam Ô-xtrây-li-a.
Ô-xtrây-li-a là đất nước của những người nhập cư. Nơi đây đón nhận người nhập cư (đặc biệt là lao động chất lượng cao) đến từ mọi châu lục.
2. Thông hiểu (5 câu)
Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của vùng đảo châu Đại Dương?
Trả lời:
Lục địa Ô-xtrây-li-a gồm ba khu vực địa hình và khoáng sản có đặc điểm rất khác nhau:
+ Phía tây là vùng sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a, độ cao trung bình dưới 500 m. Trên bề mặt là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp, như cao nguyên Bác-li, cao nguyên Kim-boc-li, hoang mạc Vích-to-ri-a lớn,... Đây là nơi tập trung nhiều mỏ kim loại (sắt, đồng, vàng, ni-ken, bô-xít,...).
+ Ở giữa có tên gọi là vùng đồng bằng Trung tâm, lớn nhất là bồn địa Ác-tê-di-an lớn. Độ cao trung bình dưới 200 m, rất khô hạn, bề mặt có nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát Nhiều nơi hoang vắng, không có người sinh sống.
+ Phía đông là dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, cao trung bình 800 - 1000 m. Sườn đông dốc, sườn tây thoải dần về phía vùng đồng bằng Trung tâm. Là nơi tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên).
Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của lục địa châu Đại Dương?
Trả lời:
Các đảo, quần đảo nằm gần lục địa Ô-xtrây-li-a hầu hết là các đảo núi cao. Trên các đảo có nhiều loại khoáng sản: vàng, sắt, than đá, dầu mỏ,... Các đảo và quần đảo nằm xa bờ đều là các đảo nhỏ, thấp, cấu tạo chủ yếu bởi các đá núi lửa hoặc đá vôi san hô, rất nghèo khoáng sản.
Câu 3: Phân tích đặc điểm khí hậu của Ô – xtrây – li – a?
Trả lời:
Hầu hết diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a thuộc đới nóng. Tuy nhiên, khí hậu có sự thay đổi từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
- Dải bờ biển hẹp phía bắc lục địa có khí hậu cận xích đạo, nhìn chung nóng, ẩm và mưa nhiều. Lượng mưa từ 1.000 – 1500 mm/năm.
- Khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích lục địa, nhưng có sự khác biệt từ đồng sang tây.
+ Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ. Lượng mưa từ 1.000 – 1500 mm/năm.
+ Từ sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng rộng lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt. Độ ẩm rất thấp, ít mưa (ở trung tâm, lượng mưa dưới 250 mm/năm). Mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh.
- Dải đất hẹp phía nam lục địa có khí hậu cận nhiệt đới. Nhìn chung, mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp. Lượng mưa dưới 1000 mm/năm.
- Phía nam của đảo Ta-xma-ni-a có khí hậu ôn đới.
Câu 4: Phân tích đặc điểm sinh vật ở Ô – xtrây – li – a?
Trả lời:
Nằm tách biệt với các lục địa khác từ cách đây hàng chục triệu năm, Ô-xtrây-li-a có giới sinh vật tuy nghèo về thành phần loài nhưng lại có nhiều nét đặc sắc và mang tính địa phương cao. Các loài thực vật bản địa nổi bật là keo và bạch đàn. Riêng bạch đàn có tới 600 loài khác nhau.
Giới động vật vô cùng độc đáo, đặc sắc nhất là hơn 100 loài thú có túi. Các loài động vật mang tính biểu tượng quốc gia là gấu túi, đà điều Ô-xtrây-li-a, thú mỏ vịt, chuột túi (Can-gu-ru).
Câu 5: Lịch sử và văn hóa của Ô – xtrây – li – a có gì đôc đáo?
Trả lời:
Người bản địa đã sinh sống trên lục địa Ô-xtrây-li-a từ cách đây khoảng 10.000 năm. Cuối thế kỉ XVIII, thực dân Anh xâm chiếm Ô-xtrây-li-a. Từ năm 1901, Ô-xtrây-li-a trở thành nhà nước liên bang, độc lập trong khối Liên hiệp Anh.
Ô-xtrây-li-a là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hoá. Đây là đất nước có nền văn hoá độc đáo, đa dạng nhờ tồn tại cộng đồng dân cư đa sắc tộc (hơn 150 sắc tộc cùng sinh sống). Ở đây có sự dung hoà giữa nhiều nét văn hoá khác nhau trên thế giới với văn hoá bản địa. Bên cạnh tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, còn có hơn 300 loại ngôn ngữ khác được sử dụng trong giao tiếp (tiêu biểu là tiếng Hoa, tiếng I-ta-li-a, tiếng A-rập, tiếng Hy Lạp, các ngôn ngữ bản địa,...).
3. Vận dụng (5 câu)
Câu 1: Phân tích phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô – xtrây – li – a?
Trả lời:
Để phù hợp với điều kiện khí hậu khô hạn, đồng có thưa,... ngành chăn nuôi gia súc (đặc biệt là cừu) được chú trọng phát triển. Chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả là phổ biến, ngoài ra còn chăn nuôi trong các trang trại hiện đại, sử dụng công nghệ cao.
Các loại cây ưa khô, có khả năng chịu hạn được trồng theo hình thức quảng canh. Ở những nơi đất tốt, khi hậu thuận lợi, được sự hỗ trợ của hệ thống thuỷ lợi đã hình thành các nông trại trồng lúa mì, nho, cam,... Các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp (sản xuất len, chế biến thịt, sữa, rượu vang,...) nằm gần các cảng biển đề phục vụ xuất khẩu. Một số vấn đề trong sản xuất nông nghiệp đang rất được quan tâm là bảo vệ nguồn nước, chống hạn hán, chống nhiễm mặn.
Việc khai thác khoáng sản được tiến hành từ lâu ở Ô-xtrây-li-a. Hiện nay, Ô-xtrây-li-a vẫn là nước xuất khẩu nhiều khoáng sản (sắt, chỉ, thiếc, vàng, than đá, khi tự nhiên,...). Tuy nhiên, những năm gần đây tốc độ khai thác khoáng sản đã giảm, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp chế tạo để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Đất nước Ô-xtrây-li-a cũng rất phát triển du lịch để khai thác tiềm năng thiên nhiên độc đáo của mình. Đây là một trong những quốc gia phát triển du lịch bậc nhất thế giới
Câu 2: Những mối đe dọa nào ảnh hưởng tới cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu Đại Dương?
Trả lời:
Những mối đe dọa ảnh hưởng tới cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu Đại Dương:
- Bão nhiệt đới
- Nạn ô nhiễm biển
- Mực nước biển dâng cao do Trái Đất nóng lên
Câu 3: Ô – xtrây – li – a đã bảo tồn được những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới. Giải thích tại sao
Trả lời:
Ô-xtrây-li-a nguyên là một phần của lục địa Nam Cực, được tách ra và trôi dạt về phía Xích đạo cách đây từ 55 triệu năm đến 10 triệu năm nên đã bảo tồn được những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt,...
Câu 4: Tự nhiên ở các đảo châu Đại Dương và lục địa Ô – xtrây – li – a có diểm gì khác nhau?
Trả lời:
- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
- Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc.
Câu 5: Phân tích thuận lợi về tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế của châu Đại Dương?
Trả lời:
- Khoáng sản tuy có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính là bôxit (1/3 trữ lượng của thế giới), niken (1/5 trữ lượng của thế giới), sắt, than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, đồng, thiếc, uranium,...
- Các đảo san hô thường có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao la có nhiều hải sản.
- Châu Đại Dương có ít đất trồng trọt. Ở lục địa Ô-xtrây-li-a, đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Màu mỡ nhất là đất núi lửa trên các đảo.
4. Vận dụng cao (3 câu)
Câu 1: Chứng minh rằng các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đường xanh” của Thái Bình Dương?
Trả lời:
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều, rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt đặc biệt là các rừng dừa ven biển đã khiến cho các đảo và quản đảo châu Đại Dương được gọi là “thiên đường xanh” của Thái Bình Dương.
Câu 2: Chứng minh rằng đại bộ phận diện tích lục địa Ô – xtrây – li – a có khí hậu khô hạn?
Trả lời:
- Chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận anh tuyển Nam Ô-xtrây-li-a năm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khi ổn định khó mưa.
Phía đông lục địa Ô – xtrây – li – a lại có dãy Trường Sơn nằm sát biển chay từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây, làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn.
Câu 3: Người bản địa và người nhập cư ở châu Đại Dương sinh sống ở những địa bàn nào?
Trả lời:
- Người bản địa:chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm:
+ Người Ô-xtrây-li-a sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo chung quanh. + Người Mê-la-nê-diêng sống trên các đảo Tây Thái Bình Dương.
+ Người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương.
- Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số.
+ Phần lớn là con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII, nhiều nhất là ở các nước Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len.
+ Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.
=> Giáo án địa lí 7 kết nối bài 18: Châu Đại Dương