Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ VÀ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE,
DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
(14 câu)
- NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết, danh sự và nhân phẩm được hiểu như thế nào?
Trả lời:
+ Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
+ Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.Nhân phẩm là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ.
Câu 2: Em hãy cho biết vai trò của nhân phẩm đối với con người?
Trả lời:
– Nhân phẩm có vai trò rất lớn đối với một cá nhân. Cá nhân có nhân phẩm tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng.
– Những người có nhân phẩm tốt luôn được đánh giá cao trong xã hội bởi vì họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có định hướng sửa đổi.
è Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.
Câu 3: Pháp luật quy định như thế nào về quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Trả lời:
– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
– Cá nhân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Việc bắt, giam, giữ người phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
– Mọi người có nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, dược pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, tôn trọng các quyền này của cá nhân.
– Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức dối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Câu 4: Hành vi như thế nào được cho là hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?
Trả lời:
Những hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác:
+ Những hành vi như chửi, rủa thậm tệ, lăng mạ, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông để làm nhục người khác.
+ Hành vi đặt điều, nhằm mục đích bôi nhọ danh phẩm của người khác.
+ Hành động đe dọa, dùng vũ lực để cưỡng chế người khác phải làm các điều không phù hợp với mong muốn của họ.
- THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Vì sao cần phải có luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân?
Trả lời:
Nhà nước ban hành luật về luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm để bảo vệ cho sự an toàn cho người dân.
Câu 2: Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra các tổn hại như thế nào?
Trả lời:
Những hành vi xâm phạm đến đến thân thể của công dân có thể gây ra những tổn hại:
Gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của người khác, tâm lí của người bị hại, làm mất đi thanh danh, sự uy tín của người khác.
Câu 3: Em hãy cho biết về quy định xử phạt hành chính đối với cá nhân có các hành vi làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người khác.
Trả lời:
Một số quy định về xử phạt hành chính đối với cá nhân có các hành vi làm ảnh hưởng đến nhân phẩm của người khác:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích trêu ghẹo, xúc phạm danh dự; nhân phẩm của người khác.
Câu 4: Em hãy cho biết tội làm nhục người khác sẽ bị xử lí như thế nào?
Trả lời:
Pháp luật đã quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm…
- VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Nếu em chứng kiến một tình huống bạo loạn xảy ra tại khu dân cư nơi mình đang sinh sống, em sẽ làm như thế nào?
Trả lời:
Nhanh chóng tìm người hỗ trợ, các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, trấn áp được tình huống bạo loạn.
Câu 2: Công an được bắt giữ người trong trường hợp nào dưới đây thì không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Trả lời:
Công an được bắt giữ khẩn cấp công dân trong trường hợp chứng kiến công dân đang thực hiện hành vi trái pháp luật, công dân đang thuộc đối tượng truy nã, có lệnh bắt giữ công dân.
Câu 3: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm tới thân thể, sức khỏe, danh dự?
Trả lời:
Công dân cần có trách nhiệm học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định các quyền này; có trách nhiệm vận động những người xung quanh chấp hành.
Câu 4: M phát hiện sau tường nhà có một nhóm tội phạm đang thực hiện hành vi tiêm chích ma túy, M nên làm gì trong trường hợp này?
Trả lời:
M nên báo với bố mẹ tình hình mà mình được chứng kiến hoặc thông báo tình hình với các cơ quan chức năng để họ có hướng giải quyết phù hợp.
- VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Vợ chồng anh H có thuê K là một nhân viên bán thời gian tại cửa hàng tạm hóa nhà mình. Phát hiện dạo gần đây số hàng hóa trong cửa hàng không bị tồn kho nhưng số tiền thu vào thì không tăng lên. Vợ chồng anh H nghi ngờ K đã lén lấy cắp các đồ dùng trong quán để mang về sử dụng. Anh chị đã tra hỏi K và thực hiện quay lại các video để làm bằng chứng, K không nhận là mình đã lấy cắp nhưng vợ chồng anh đã đi mang thông tin K lấy cắp tại cửa hàng của mình đi kể tại nhiều nơi. Điều này làm ảnh hưởng tới tâm lí và việc học hành của K vô cùng. Theo em, việc làm của vợ chồng anh H đã vi phạm tới luật gì của nhà nước?
Trả lời:
Vợ chồng của anh H đã vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân, vì sự việc trong cửa hàng nhà anh chưa được điều tra rõ ràng, anh cố tình vu khống cho nhân viên kia làm các hành vi đó là vi phạm pháp luật.
Câu 2: Ông T nuôi được đàn gà hàng chục con nhưng thỉnh thoảng bị mất trộm vài con. Để bảo vệ, ông T đã đặt một cái bẫy có tẩm thuốc độc ở ngay gần cửa chuồng gà. Một đêm, sau khi đã bắt trộm được hai con gà, P bị sập bẫy, bị thương dập bàn chân trái. Hai hôm sau vào viện thì phải tháo khớp do nhiễm trùng nặng. Theo em, ông T có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng không?
Trả lời:
Dù P đã có hành động sai trái khi đi bắt trộm gà của ông T nhưng hành vi dùng để bảo vệ tài sản của ông T thật sự rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người khác nên ông T đã vi phạm luật được bảo hộ về sức khỏe và tính mạng của Nhà nước.